Học để trở thành chính mình

GD&TĐ - “Triết lý giáo dục“ là từ khóa hot. Khi Chương trình giáo dục phổ thông mới (GDPT) được công bố gần đây, nhiều người cũng đặt câu hỏi: Triết lý giáo dục thể hiện trong Chương trình mới này như thế nào?

Phát huy tối đa khả năng của người học sẽ giúp HS phát triển năng lực tương lai
Phát huy tối đa khả năng của người học sẽ giúp HS phát triển năng lực tương lai

Mục tiêu đổi mới được Quyết định số 404/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT của Thủ tướng Chính phủ xác định: Xây dựng, ban hành Chương trình GDPT mới, sách giáo khoa phổ thông mới phù hợp với hệ thống GDPT theo tinh thần Nghị quyết số29-NQ/TW của Trung ương, Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội và tuyên bố của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc: “Học để biết – Học để làm – Học để chung sống - Học để tự khẳng định mình”, góp phần tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng, hiệu quả giáo dục và phát triển con người Việt Nam toàn diện về Đức, Trí, Thể, Mĩ, hướng tới “công dân toàn cầu”.

Triết lí giáo dục “Học để biết - Học để làm - Học để chung sống - Học để tự khẳng định mình” phù hợp với những tư tưởng chỉ đạo giáo dục Việt Nam của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày thành lập nước đến nay.

Trong Chương trình GDPT mới, “Học để biết” không chỉ có nghĩa là biết kiến thức mà còn bao hàm nghĩa “biết cách học để tự học suốt đời”.

Chương trình GDPT mới thực hiện yêu cầu của Nghị quyết số 29/NQ-TW, Nghị quyết số 88/2014/QH13, “chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”. Nếu như chương trình hiện hành cũng như các chương trình nặng về trang bị kiến thức trước đây trả lời cho câu hỏi: “Học xong chương trình, học sinh biết được những gì?” thì Chương trình GDPT mới cho trả lời câu hỏi: “Học xong chương trình, học sinh làm được những gì?”. Đó là sự thể hiện triết lí “Học để làm” của UNESCO hay tư tưởng “Học đi đôi với hành” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Thực học, thực nghiệp” của Nghị quyết số 29-NQ/TW.

Để thể hiện triết lí thực học, thực nghiệp, trước hết, chương trình xuất phát từ các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực mà chọn nội dung dạy học thiết thực cho học sinh. Thứ hai là chương trình hướng dẫn giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động để khám phá, thực hành và vận dụng kiến thức.

Một triết lí khác của UNESCO cũng được thể hiện rõ trong Chương trình GDPT mới là “Học để tự khẳng định mình”, hay nói cách khác là học để trở thành chính mình.

Theo lí luận giáo dục học, mỗi người đều có tố chất riêng và tố chất đó là hạt mầm đầu tiên để phát triển tài năng. Nhà trường phải khơi dậy được tiềm năng của mỗi người. Chương trình GDPT mới không chủ trương “giáo dục đồng phục” mà tạo môi trường học tập thân thiện, cho học sinh được chọn những nội dung học tập mà các em yêu thích, qua đó tự phát hiện năng lực của mình để rèn luyện và trưởng thành. Nguồn nhân lực có đa dạng thì xã hội mới phát triển. Điều này hoàn toàn phù hợp với tư tưởng “Dân chủ” của Nghị quyết số 29-NQ/TW.

Chương trình GDPT mới cũng thể hiện triết lí “Học để cùng chung sống” của UNESCO. Càng ngày nhân loại càng đề cao giá trị “Tôn trọng”. Nhà trường phải dạy cho học sinh cách tôn trọng sự khác biệt của nhau, miễn là sự khác biệt đó không vi phạm đạo đức, không vi phạm pháp luật. Nói rộng ra, mỗi công dân trong thời đại toàn cầu hóa cần biết tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người, giữa các nền văn hóa, để chung sống, hợp tác, phấn đấu vì sự tiến bộ của nhân loại.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ông Trần Quí Thanh lãnh 8 năm tù.

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

GD&TĐ - Sáng 25/4, TAND TPHCM tuyên phạt 8 năm tù đối với bị cáo Trần Quí Thanh (Chủ tịch Tân Hiệp Phát) về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Minh họa/INT

Khơi nước gần dập lửa xa

GD&TĐ - Iran đã bước vào giai đoạn xung khắc mang bản chất mới với Mỹ và Israel nên càng cần yên bình ở phía biên giới chung với Pakistan.