Học cờ vua từ năm 3 tuổi, trẻ sẽ phát triển đột phá

GD&TĐ - Trẻ sẽ có sự phát triển đột phá thông qua phương pháp giáo dục đặc biệt dạy học thông qua chuyển động, kể chuyện, tham gia các trò chơi và nhập vai cùng Babychess.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Với phương châm giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” và học tập tự nhiên theo phương pháp SKGR - học tập thông qua kể chuyện, vận động, chơi, và nhập vai, Babychess, chương trình cờ vua sáng tạo đầu tiên trên thế giới được thiết kế dành cho trẻ 3 – 6 tuổi vừa ra mắt tại Hà Nội, sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển tư duy độc lập.

Nhờ việc được tự mình ra quyết định trên bàn cờ (các bé sẽ không hỏi mẹ: Con nên đi đâu? Con nên chơi nước nào?...), trẻ sẽ phát triển tư duy phản biện, kỹ năng nghe hiểu và sử dụng ngôn từ, kích thích trí tưởng tượng và sáng tạo ở trẻ từ sớm.

Thông qua cờ vua, Babychess làm phong phú hiểu biết và tăng hứng thú học tập, giúp trẻ tiếp cận với các khái niệm toán học từ cụ thể đến trừu tượng, giúp trẻ hiểu sâu sắc và tư duy đa chiều, tăng nhận thức về bản thân và thể hiện bản thân tốt hơn qua suy nghĩ và cảm xúc, để không bỏ lỡ giai đoạn vàng trong phát triển tư duy của trẻ (từ 3-6 tuổi).

 Theo kiện tướng Liên đoàn cờ vua thế giới Lương Nhật Linh, cờ vua là bài tập thể dục tốt nhất cho não bộ của trẻ. Học tập trực quan trong môi trường học tập trải nghiệm babychess không những giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, IQ, EQ, tiếp cận với toán học, mở rộng các khái niệm, kích thích trí tưởng tượng mà còn đặc biệt giúp trẻ tăng cao sự tự tin.

Vì cờ vua là môn học hiểu, khác những môn học ghi nhớ khác, nên trẻ sẽ học tất cả những kỹ năng trên một cách tự nhiên nhất qua từng buổi học.

“Não bộ của trẻ nhỏ vô cùng nhạy cảm với môi trường xung quanh và những tương tác đầu đời sẽ ảnh hưởng đến suốt quãng đời còn lại của trẻ. 3 tuổi là giai đoạn bùng nổ nhất trong sự phát triển não bộ, kích thước bộ não đã đạt 80% và số lượng các khớp nối thần kinh trong não bộ gấp 2 lần so với khi trưởng thành” – kiện tướng Lương Nhật Linh nói.

Cũng theo chuyên gia này, các giác quan của trẻ tiếp nhận thông tin từ những trải nghiệm trong môi trường xung quanh và gửi đến bộ não, nhờ đó mà não bộ được kích hoạt để hoạt động. Càng nhiều trải nghiệm, các khớp nối thần kinh trong não bộ càng hoạt động tích cực hơn. Các khớp nối thần kinh này khi ít được sử dụng sẽ trở nên yếu ớt và trực tiếp ảnh hưởng đến năng lực học tập, ghi nhớ, khả năng nhận thức sau này của trẻ.

Bà Đặng Thị Tuyến, Tổng giám đốc công ty Học cờ cùng kiện tướng, đơn vị nắm bản quyền chương trình Babychees tâm sự, trẻ đến trường trong vai trò của một người có tư duy chủ động, có bản chất tự nhiên là tính tò mò và sẵn sàng học hỏi.

Mục tiêu chính của giáo dục là phát triển tư duy độc lập, sáng tạo và tư duy phản biện. “Ở Babychess, “Mỗi đứa trẻ đều là thiên tài” nên chúng tôi luôn hướng tới một môi trường học tập Lấy trẻ làm trung tâm và dạy học thông qua phương pháp SKGR – Story-telling, Kinesthetic, Gaming, Role-play  - phương pháp giảng dạy hiện đại đặc biệt phù hợp với trẻ mầm non” – bà Tuyến cho biết.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lửa cháy đổ dầu thêm

GD&TĐ - Tổng giá trị gói viện trợ mới nhất Mỹ dành cho Ukraine được Hạ viện nước này phê chuẩn hôm 20/4 vừa qua là 60,84 tỷ USD.