(GD&TĐ) - Ngày 20/6, tại Hà Nam, 8 tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ (vùng 2) đã tổ chức Hội nghị giao ban các Sở GD- ĐT với nội dung đánh giá kết quả thi đua năm học 2010 2011, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ GD- ĐT Nguyễn Thị Nghĩa.
Trong báo cáo tổng kết năm học của cả vùng cho thấy, sau một năm học, với quyết tâm cao, ngành GD- ĐT 8 tỉnh đã hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2010-2011 với 15 lĩnh vực công tác đều đạt kết quả cao. GD các tỉnh vùng 2 tiếp tục ổn định và phát triển, thực hiện quản lý chất lượng và đánh giá đúng chất lượng thực. Các hoạt động GD có nhiều tiến bộ. CSVC được đầu tư theo hướng chuẩn hoá, chất lượng đội ngũ được nâng cao. Chất lượng GD toàn diện, đại trà có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực.
Đặc biệt, tỉ lệ HS thi đỗ tốt nghiệp THPT của các tỉnh đạt kết quả cao, tăng tỉ lệ HS tốt nghiệp loại khá, giỏi. Đồng thời, tăng số lượng các trường THPT có chất lượng tốt về tuyển sinh ĐH, CĐ trong top 100, 200 trường toàn quốc. Với lợi thế là vùng có truyền thống hiếu học,các Sở đã làm tốt công tác phát hiện avf bồi dưỡng HSG, nâng tỉ lệ HSG đạt giải quốc gia và đạt giải quốc tế, khu vực. Trong năm học vừa qua cả vùng có tổng số 467 HS đạt giải HSG quốc gia.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu tại Hội nghị giao ban |
Về GDMN, cả vùng có 1614 trường, 94% trẻ trong độ tuổi đi học. Riêng mẫu giáo 5 tuổi các tỉnh đều huy động 100% trẻ ra lớp. Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm so với năm học trước. Bình quân chung, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng cả vùng hiện nay là dưới 10%. Các tỉnh thực hiện nghiêm túc chương trình GDMN mới, tham mưu với UBND tỉnh phê duyệt đề án, kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện đề án phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi.
Qui mô GD THCS và THPT vùng 2 phát triển mạnh. HS bỏ học trong vùng giamrox rệt so với năm học trước và thuộc diện mức thấp so với bình quân toàn quốc. đáng chú ý, số lượng phòng học bộ môn, nhà đa năng, nhà GDTC, thư viện, sân chơi bãi tập, công trình vệ sinh, nước sạch đủ tiêu chuẩn đạt 100%, môi trường xanh sạch đẹp tiếp tục được các Sở qun tâm, đầu tư. Nhiều nhất là Bắc Ninh có tới 51 công trình nàh đa năng, nhà GDTC.
Các Sở GD- ĐT vùng 2 đã chú trọng công tác tăng cường CSVC, đồ dùng dạy học, xây dựng trường chuẩn quốc gia, coi đây là giải pháp tổng thể nhằm thay đổi chất lượng của các nhà trường về mọi mặt. Các tỉnh đều có quyết tâm cao và có các chính sách hỗ trợ tích cực trong công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia, phấn đấu mỗi tỉnh có từ 2-5 trường đạt chuẩn/năm. Do đó đã tiếp tục đẩy mạnh xây dựng trường chuẩn, nhất là nâng số lượng trưởng chuẩn mức 2. Tỉ lệ bình quân các trường TH đạt chuẩn QG cả vùng là 93%, tăng 14,8%. Riêng tỉnh Bắc Ninh, theo GĐ Sở GD- ĐT Đặng văn Hướng cho biết, bậc TH, 99,3% trường đạt chuẩn quốc gia; THCS là trên 80%. Trong đó riêng thị xã Từ Sơn 100% trường MN đạt chuẩn.
Số phòng học mới được đưa vào sử dụng trong các tỉnh Đồng bằng bắc Bộ ngày càng tăng. Năm học vừa qua Hưng Yên đưa vào sử dụng 299 phòng học xây mới; nam định đã hàon thành 95 phòng và đang xây dựng thêm 563 phòng; Hà Nam số phòng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng là 273 phòng; Vĩnh Phúc 479 phòng học, 85 phòng học bộ môn và 1 nhà rèn luyện thể chất; Hải Dương đã triển khai xây mới thêm 436 phòng học...vv.
Tuy nhiên, tại cuộc họp giao ban này, lãnh đạo các tỉnh đã đóng góp những ý kiến và đề xuất những kiến nghị quan trọng, nhất là vấn đề xét biên chế và nâng ngạch. Theo GĐ Sở GD- ĐT Vĩnh Phúc, cần sớm phối hợp với Bộ Nội vụ có qui định về biên chế GV vì so với qui định mới của Chính phủ còn bất cập; Vĩnh Phúc có gần 100 CB, GV ở ngạch cuối cùng rất cần thực hiện nâng ngạch cho GV, thậm chí xét đặc cách cho những trường hợp đặc biệt. Ông Đặng Phương Bắc, GĐ Sở GD- ĐT Thái Bình kiến nghị: tha thiết được thi nâng ngạch cho GV THPT;
GĐ Sở GD- ĐT Hưng Yên Nguyễn Văn Tám cho rằng 8 tỉnh trong vùng đã có nhiều cố gắng trong quản lý, chất lượng GD luôn trong top đầu toàn quốc nhưng đánh giá của Bộ hơi thấp, nên chưa động viên, khích lệ kịp thời. Còn lãnh đạo tỉnh Hải Dương cho rằng trong vấn đề xây dựng trường chuẩn, đề nghị Bộ sớm có qui hoạch chiến lược để cấp Sở làm công tác tham mưu cho chính quyền địa phương. Và ở Hải Dương chuyển đổi mô hình trường mầm non cnf gặp khó khăn vì hướng dẫn chưa rõ ràng.
Một nội dung mà các đại biểu quan tâm đó là hiện nay do qui mô dân số, HS nhiều trường giảm về số lượng, để tránh lãng phí đầu tư trường chuẩnm, rất cần xây dựng mô hình trường liên xã. Đã là trường công lập không bị rào cản hành chính xã này xã khác, HS đều được học dễ dàng. Thêm vào đó, công tác thi đua nên dừng lại ở việc học hỏi, trao đổi, tìm hiểu thông qua các điển hình tiên tiến, mô hình sáng tạo hơn là chỉ đi kiểm tra vì nó không thực tế. Phương thức hoạt động cần thay đổi.
Nhiều ý kiến cho rằng, thi tốt nghiệp nên dừng chuyện chấm chéo. Bởi kết quả thi tốt nghiệp mấy năm nay nổi lên khá rõ, đặc biệt ở khu vực đồng bằng sông Hồng phong trào học thật thi thật đã đi vào nền nếp, nổi tiếng với truyền thống hiếu học, nên chăng bỏ thi cụm để giảm vất vả cho HS...vv.
Kết thúc hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD- ĐT Nguyễn Thị Nghĩa hoan nghênh những nỗ lực của các tỉnh trong khu vực về thành tích trong GD- ĐT. Đồng thời khẳng định, Bộ sẽ tiếp tục tiếp thu, tìm cách tháo gỡ kịp thời những vướng mắc của các địa phương, thúc đẩy phong trào thi đua "xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"... nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho GD trong khu vực Đồng bằng Bắc Bộ tích cực phát triển theo hướng toàn diện, duy trì thành tích dẫn đầu nhiều hoạt động GD so với cả nước.
Kết luận của Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa: - Tỉ lệ trường chuẩn QG vùng 2 vẫn là cao nhất so với cả nước. |
Kiên Kiệt