Hoạ từ miệng mà ra và đây là 2 khẩu nghiệp nặng nhất

Bất cứ những gì ta nói ra đều có tác động lợi hoặc hại, tốt hoặc xấu, xảy ra ngay tức thì hoặc để lại hậu quả sau này.

Phật dạy, tôn trọng người khác là tôn trọng chính mình.
Phật dạy, tôn trọng người khác là tôn trọng chính mình.

Theo nhà phật thì nghiệp được hiểu đơn giản nhất, đời thường nhất là thói quen.

Do đó khi con người thường xuyên sống bình an, nhẹ nhàng, thanh tịnh, vô ngã vị tha thì chúng ta tạo nghiệp thiện, được sinh về các cảnh giới thiện lành, được làm chư thiên và làm người hạnh phúc.

Nhưng nếu bạn sống mà thường xuyên tức giận, quát nạt kẻ khác, ức hiếp người khác sẽ tạo nghiệp không lành và có thể sinh về cõi atula (hiểu nôm na, cõi này chỉ biết sân hờn giận, đánh nhau chứ chẳng làm gì ngoài những trạng thái đó).

Nếu  tham lam, keo kiệt thì theo nhà phật đó là sự tạo nghiệp ác và sinh về cõi dữ là ngạ quỷ. Nặng hơn đó chính là sự cướp bóc, giết người, ngày đêm làm những việc xấu thì tạo nghiệp rất ác và sẽ sinh về địa ngục.

Con người đa phần tin vào luật nhân quả, hầu như đại đa số đều tin rằng sống tốt được may mắn, sống ác bị gặp nhiều chuyện xấu và gieo nhân nào gặt quả đó. 

Phật cũng dạy rằng hoạ là từ miệng mà ra do đó muốn tu trước hết bạn cần tránh khẩu nghiệp.

1. Tránh nói dối

Sự thật và điều thật và điều nhà phật hết sức coi trọng, nên nói dối là một trong những tội nghiệt nặng. Nếu bạn thường xuyên nói dối, nói dối không chớp mắt, nói dối tới quen miệng, thuận lời, không cần suy nghĩ, chính mình còn không cảm nhận được mình đang nói dối. Thì điều này thực sự nguy hiểm!

Đôi khi lời nói dối của bạn không phải là để hại người mà nói dối cho vui, ba hoa, nhưng ít ai ngờ rằng như thế là rước họa vào thân. Bởi khi đã thành thói quen nói dối thì ai cũng đề phòng bạn, lánh xa, nhân duyên gặp thì vụt mất.

Phật dạy rằng, dù nói dối xuất phát từ hảo tâm hay ác ý đều là tạo nghiệp xấu tự làm hại bản thân.

2. Sử dụng những lời lẽ thô thiển

Lời lẽ thô thiển là những lời không hay đả kích người khác trong Phật giáo chính là ác nhân. Đả thương lòng tự trọng của người khác, chửi mắng người khác, làm phương hại danh dự người khác là họa từ miệng ra, nói lời hại người lại chính là hại mình, tự mang phiền toái đến cho mình.

Bởi vậy, Phật dạy, tôn trọng người khác là tôn trọng chính mình. Khi thốt ra những lời lẽ thô tục đối với người khác thì cũng là lúc bản thân bị hạ thấp, mà nói lời thiển ngữ lại còn bị tổn phước, rất không nên làm.

Cách để không tạo khẩu nghiệp

Muốn không tạo khẩu nghiệp bạn cần hít thở 3 hơi thật nhẹ, thật êm để tĩnh tâm và thư giãn trước khi nói. Lúc đó sẽ bớt đi những lời nói vô ích và không hợp lý, thậm chí là xấu.

Luôn biết rõ nếu lời mà mình chuẩn bị nói ra có thể mang lại hậu quả xấu thì thường không nói hoặc chưa nói. Bởi nếu bạn nói ra mà không kiểm soát được lời nói thì ta tạo khẩu nghiệp xấu. 

Do đó bạn hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi nói ra vì nếu nói ra mà gây hận thù, oán ghét thì chính ta tạo nghiệp xấu. Bởi theo nhà phật nếu tạo nghiệp bạn sẽ sanh tử luân hồi với khổ đau triền miên.

Nhà Phật dạy rằng, trong mười nghiệp của con người thì khẩu nghiệp là bốn, tức gần một nửa. 

Khẩu nghiệp chính là 1 trong những nghiệp nặng nề nhất mà chúng ta tạo ra, do đó ai ai cũng cần tránh.

Theo Khoevadep

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.