Quả Sung
Sung thuộc họ dâu tằm, còn được gọi là vụ hoa quả, thiên sinh tử, ánh nhật quả, văn tiên quả, phẩm tiên quả, nải tương quả, mật quả...Theo y học cổ truyền, quả sung có vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tì, ích vị, nhuận phế, lợi hầu, nhuận tràng, thông tiện, tiêu thủng, giải độc.. Thường được dùng để chữa các bệnh như viêm ruột kiết lỵ, táo bón, trị xuất huyết, sa trực tràng, viêm họng, ho, sản phụ thiếu sữa, mụn nhọt, lở lớt, chán ăn, phong thấp...
Nghiên cứu của y học hiện đại, quả sung có chứa glucose, saccarose, quinic acid, shikimic acid, auxin, các nguyên tố vi lượng như calci, phospho, kẽm.... Và một số vitamin như C, B1....Kết quả nghiên cứu cho thấy, quả sung có tác dụng nhuận tràng, hạ huyết áp và phòng chống ung thư.
Hoa đào
Đào còn có những tên gọi khác như Đào Phai, mạy phăng (Tày), co Tào (Thái),...Mùa ra hoa của Đào từ tháng giêng đến tháng 3.
Theo cẩm nang sử dụng và phát triển cây thuốc ở Việt Nam, quả đào chứa 15% đường, acid hữu cơ, vitamin c, tinh dầu....hoa chớm nở chứa glucosid, trifolin...
Đào nhân có vị đắng, ngọt, tính bình, vào kinh Tâm, Can và tiểu trường. Có tác dụng phá huyết, khử tích trệ, nhuận táo, thông tiện, lợi tiểu....Dùng sống trị kinh nguyệt bế tắc, sinh hòn cục, bụng dưới đầy, đau, vấp ngã ứ huyết, dùng chín thì hoạt huyết, chữa đại tiện khó đi do huyết áo, ngày dùng 6-12g, dạng thuốc sắc. Đào nhân còn dùng chữa ho. Hoa đào có khi cũng được dùng làm thuốc thông tiểu tiện và tẩy, dùng chữa thủy thủng, bí đại tiện. Ngày dùng 3-5g hãm uống. Kiêng kỵ: Không có ứ trệ, phụ nữ có thai không nên dùng.
Hoa hồng đỏ
Đây là loại cây cảnh có khắp nơi trên thế giới và cả Việt Nam. Cây ra hoa gần như quanh năm. Cây còn có tên gọi khác là Nguyệt quý hoa, co coi (Thái). Hoa hồng có vị ngọt, tính ấm, vào kinh can, có tác dụng hoạt huyết, điều kinh tiêu thủng, giải độc.
Hoa dùng chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, đinh nhọt, tràng nhạc. Dùng 3-6g, hãm uống hoặc tán bột uống. Bột hoa hồng dùng cầm máy, chữa băng huyết, tiêu chảy. Rễ dùng chữa chấn thương, bạch đới, di tinh. Dùng 10-15g, sắc uống. Rễ hoa hồng nên thu hái vào mùa xuân- Thu. rửa sạch rồi phơi khô. Người có thai khong nên dùng.
Đó là chỉ định của bác sĩ Hoàng Cao Sạ, Bệnh viện Đa khoa Thành phố Nam Định.
Quả quất
Xét về khía cạnh y học, các nghiên cứu cho thấy, dịch quả quất chứa vitamin C 0,13- 0,24 mg %, sắt, đường, axit hữu cơ và chất fortuneli. Có tác dụng chữa ho, nhất là ho ở trẻ em, và có thể dùng theo cách sau:
Quả quất chín 10g, rửa sạch, cho vào bát con cùng với ớt mật ong, đem hấp chín trong 15-20 phút. Nghiền nát, để nguội, cho trẻ uống làm 3 lần trong ngày. Dùng 3-4 ngày liền trẻ sẽ hết ho. Theo tài liệu nước ngoài, vỏ quả quất tươi 9g, phối hợp với gừng tươi nướng vàng 9g, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm một lần trong ngày, chữa được nôn mửa. Để chữa nấc nghẹn ở người cao tuổi, lấy vỏ quả quất 20g, phơi hoặc sấy khô, tán bột rồi uống với nước ấm, theo bác sĩ Ngô Quang Thái chia sẻ trên báo Phụ nữ thủ đô.