Hỗ trợ người dân để tránh đốt rơm rạ gây ô nhiễm

GD&TĐ - Để tránh gây ô nhiễm môi trường thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đề nghị các Sở, ngành liên quan, Hội Nông dân thành phố và UBND quận, huyện, thị xã triển khai ngay các biện pháp hạn chế tiến tới không đốt rơm rạ trên địa bàn thành phố.

Đốt rơm rạ sau thu hoạch gây ô nhiễm thành phố-Ảnh Internet
Đốt rơm rạ sau thu hoạch gây ô nhiễm thành phố-Ảnh Internet

Theo đề xuất của các sở, ngành và địa phương về cơ chế, chính sách, năm 2017, Thành phố sẽ hỗ trợ nông dân 100% kinh phí xử lý rơm rạ và kèm theo đánh giá hiệu quả xử lý của phương pháp trên cơ sở mô hình thí điểm “Cánh đồng không đốt rơm rạ” từ các nguồn ngân sách của quận, huyện, thị xã, thành phố đồng thời xã hội hóa, doanh nghiệp thu mua rơm rạ...

Năm 2018, nhân rộng mô hình thí điểm “Cánh đồng không đốt rơm rạ” trên cơ sở hỗ trợ 30-50% kinh phí trích từ nguồn chi sự nghiệp môi trường của thành phố dựa trên đề xuất của các quận, huyện, thị xã. Mục tiêu, năm 2018 là phường, xã không đốt rơm rạ.

Năm 2019, nhân rộng mô hình “Phường, xã không đốt rơm rạ”. Năm 2020, thực hiện mô hình “Thành phố không đốt rơm rạ”.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, các giải pháp công nghệ được đưa ra trên cơ sở tính khả thi về mặt kỹ thuật, tính phổ biến áp dụng ngoài cộng đồng, tính dễ thực hiện đối với người dân và tính dễ đo lường hiệu quả đối với nhà quản lý, xây dựng chính sách. Các giải pháp công nghệ xử lý rơm rạ gồm: Xử lý bằng chế phẩm sinh học; trồng nấm; ủ làm thức ăn cho gia súc; năng lượng sinh học.

Để có cơ sở tham mưu UBND thành phố về cơ chế, lộ trình thực hiện, giải pháp hạn chế và tiến tới không đốt rơm rạ trên địa bàn, Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị sở, ngành liên quan, UBND quận, huyện, thị xã và Hội Nông dân thành phố cho ý kiến góp ý về các giải pháp đề xuất nêu trên để Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện, báo cáo UBND thành phố.

Đồng thời để tiếp tục thử nghiệm và ứng dụng các công nghệ khác nhau nhằm đánh giá hiệu quả kỹ thật xử lý rơm rạ trên địa bàn thành phố, UBND quận, huyện, thị xã có rơm rạ phát sinh phối hợp và đăng ký với Sở Tài nguyên và Môi trường thử nghiệm tại 1 khu vực thuộc địa bàn quận, huyện trong vụ mùa năm 2017. Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình triển khai.

UBND quận, huyện, thị xã có rơm rạ phát sinh xây dựng kế hoạch chi tiết xử lý rơm rạ và dự toán kinh phí về việc nhân rộng mô hình thí điểm “Cánh đồng không đốt rơm rạ” gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp trình UBND thành phố xem xét, phê duyệt trước ngày 30/8.

Theo Chinhphu.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà ga xe lửa ở thành phố Dnipro, một trong những trung tâm hậu cần lớn nhất của quân đội Ukraine bị tấn công tên lửa ngày 19/4/2024

Phòng không Ukraine suy yếu

GD&TĐ - Ngày 19/4/2024, Nga đã tiến hành một cuộc tấn công quy mô lớn vào nhiều khu vực quân sự quan trọng của lực lượng Kiev.