Hình ảnh hiếm về công nghệ tại Triều Tiên

Triều Tiên vốn được đánh giá là một quốc gia "ít cởi mở", giới truyền thông rất khó có được cái nhìn toàn cảnh về sự phát triển công nghệ ở đây.

Hình ảnh hiếm về công nghệ tại Triều Tiên

Khép kín với thế giới, Triều Tiên tự xây dựng một nền công nghệ riêng biệt với hệ thống Internet, máy tính bảng, hệ điều hành... tự tạo, thậm chí khai thác sức mạnh của Internet như một vũ khí quan trọng để tiến hành chiến tranh mạng.

Từ năm 2013, một quyết định nới lỏng đã được Triều Tiên đưa ra khi cho phép người nước ngoài sử dụng điện thoại di động, đồng thời được phép tweet, dùng Skype và lướt nét trên thông qua dịch vụ Internet 3G.

Trước đó, người nước ngoài đến quốc gia Đông Bắc Á này thường bị tạm thu điện thoại, khiến họ rất khó khăn khi liên lạc với thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, người dân Triều Tiên chưa được quyền sử dụng Internet không dây và sử dụng một hệ thống viễn thông riêng biệt với khách nước ngoài, theo AP.

Tình trạng khó khăn khi truy cập khiến Triều Tiên đứng ở vị trí đáy trong các khảo sát về tự do mạng trên thế giới. Cho dù nước này cũng có hệ thống băng thông rộng, nhưng chỉ rất ít người có thể lên mạng dễ dàng.

Những người đó là quan chức chính phủ, những người có địa vị, học giả và làm việc trong những lĩnh vực đặc thù.

North Koreans look at a new homegrown tablet at a trade fair at the Three Revolution Exhibition Hall in Pyongyang Tuesday, Sept. 25, 2012.

Người dân Triều Tiên xem máy tính bảng do nước này tự phát triển tại một hội chợ ở Bình Nhưỡng năm 2012.

A North Korean woman uses a mobile phone on a sidewalk in Pyongyang. About one million people in North Korea own cellphones, although theyre not allowed to make international calls or go online.

Một phụ nữ sử dụng điện thoại trên vỉa hè ở Bình Nhưỡng. Năm 2013, có khoảng hơn một triệu người Triều Tiên sở hữu điện thoại di động, nhưng không thể gọi điện quốc tế hay truy cập Internet.

A North Korean student works at a computer terminal inside a computer lab at Kim Il Sung University in Pyongyang, North Korea on Tuesday, Jan. 8, 2013.

Sinh viên sử dụng máy tính tại một phòng máy tính thuộc Đại học Tổng hợp Kim Nhật Thành.

A large Toshiba TV screen shows North Korean leader Kim Jong Un attending the Supreme Peoples Assemblys yearly meeting at a hotel in Pyongyang, North Korea, Tuesday, Sept. 25, 2012.

Một chiếc TV Toshiba đang chiếu hình ảnh Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un năm 2012.

hinh-anh-hiem-ve-cong-nghe-tai-trieu-tien-4

Em bé dùng máy ảnh chụp trận đấu bóng đá nữ tại Sân vận động Kim Nhật Thành năm 2011.

A woman swipes a North Korean debit card at the cash register of a hotel restaurant in Pyongyang, North Korea. A new culture of commerce has arisen, with China as its inspiration and source. The new consumerism is part of a campaign to build up the economy, and with it the image of new leader Kim Jong Un

Một nhân viên quẹt thẻ ghi nợ (debit card) tại khách sạn ở Bình Nhưỡng.

hinh-anh-hiem-ve-cong-nghe-tai-trieu-tien-6

Học sinh tiểu học được sử dụng máy tính ở trường.

A North Korean librarian monitors the usage of computers at an electronic library at the Kim Il Sung University in Pyongyang. Hardware: HP. Software: North Korean original.

Thủ thư quan sát việc sử dụng máy tính tại một thư viện điện tử ở Đại học Tổng hợp Kim Nhật Thành.

These two Instagram photos were taken by AP photo reporters early winter in 2013, when foreigners were allowed for the first time to bring mobile phones into North Korea. Now the local service provider, Koryolink, is allowing foreigners to access the Internet on a data capable 3G connection on mobile phones.

Hai trong số những bức ảnh Instagram được phóng viên AP chụp vào mùa đông năm 2013 khi người nước ngoài lần đầu tiên được phép đem điện thoại di động và sử dụng 3G tại nước này.

Những gì họ thấy về Internet là một mạng lưới hạn hẹp và thiếu chiều sâu, mang tính chất của một mạng nội bộ hơn là một mạng lưới toàn cầu mà những người dùng Internet còn lại trên thế giới được chứng kiến. Hệ thống mà họ cài đặt giúp nhà nước có thể kiểm soát và chặn đứng Internet khi cần thiết, ông Bruce nói.

Triều Tiên xây dựng mạng nội bộ Kwangmyong,giúp nhà nước có thể kiểm soát và chặn đứng Internet khi cần thiết. Do đó, không hề ngạc nhiên khi ở đây không có mạng xã hội như kiểu Twitter.

Nước này cũng phát triển hệ điều hành Red Star. Người dùng cũng gần như không thể tùy chỉnh hệ điều hành, như nếu định tắt phần mềm diệt virus hay tường lửa Internet thì hệ thống sẽ khởi động lại ngay lập tức.

Nước này cũng phát triển hệ điều hành Red Star. Người dùng cũng gần như không thể tùy chỉnh hệ điều hành, như nếu định tắt phần mềm diệt virus hay tường lửa Internet thì hệ thống sẽ khởi động lại ngay lập tức.

Theo VnExpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.