Hiểu thêm về người thầy - tác giả của "4 tiền đề đổi mới GD ĐH"

Hiểu thêm về người thầy - tác giả của "4 tiền đề đổi mới GD ĐH"
(GD&TĐ)- Nhằm đánh giá những đóng góp quan trọng của GS.TS Vũ Văn Tảo cho nền giáo dục nước nhà, ngày 16/11 Đại học Giáo dục-ĐHQG Hà Nội đã tổ chức buổi xê-mi-na về ông. Nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Hồng Quân đã đến dự. 
 Buổi xemina về GS. Vũ Văn Tảo. Ảnh, gdtd.vn
Các đại biểu dự buổi xemina về GS. Vũ Văn Tảo. Ảnh, gdtd.vn
Giáo sư, Tiến sĩ (GS.TS), Nhà giáo ưu tú Vũ Văn Tảo sinh ngày 22/11/1930 tại Hà Nội, quê quán tại xã Dương Xá, huyện Hưng Nhân, tỉnh Thái Bình, xuất thân trong một gia  đình trí thức tân học. 
Vốn thuộc lớp thanh niên trí thức cách mạng nên GS đã được Đảng và Nhà nước ta chăm lo bồi dưỡng. Ngay sau chiến thắng biên giới Việt Trung nước VNDCCH non trẻ được các nước XHCN công nhận  thì Nhà nước ta cử các thanh niên có trình độ Tú tài như Vũ Văn Tảo đi học tại các nước bạn để bồi dưỡng thành các cán bộ cốt cán của Đảng và Nhà nước về sau. 
Tháng 8/1951 - 6/1953 được cử đi học Đại học Khoa học cơ bản (Khu học xá trung ương Nam Ninh Trung Quốc), rồi chuyển lên học ĐH Thủy lợi Vũ Hán (Trung Quốc).
2.jpg
GS, TSKH Lâm Quang Thiệp. Ảnh,gdtd.vn
Năm 1957, sau khi tốt nghiệp trường này, về nước được phân công giảng dạy tại trường ĐH Bách khoa Hà Nội, làm  tổ trưởng bộ môn đầu tiên (tổ Thủy lực- thủy văn) và Trưởng phòng nghiên cứu khoa học của trường. Như vậy GS Vũ Văn Tảo chính thức tham gia sự nghiệp giáo dục từ trước rồi chuyển sang dạy đại học từ mùa thu 1957, tiếp  đó từ 1970 cho đến khi  nghỉ hưu 1996 ông đã đảm nhiệm nhiều cương vị công tác khác nhau tại Văn phòng Bộ hay cơ quan trực thuộc Bộ ĐH THCN rồi Bộ GD&ĐT. Trong thời gian hưu trí, GS vẫn tiếp tục cống hiên cho ngành giáo dục cho đến khi không may bị cơn đột quỵ
Tại buổi xê-mi-na, nguyên Vụ trưởng Vụ ĐH, Bộ GD-ĐT, GS, TSKH Lâm Quang Thiệp đã dẫn ra "4 tiền đề đổi mới GD ĐH" của GS Vũ Văn Tảo như là những đóng góp quan trọng của ông đối với ngành GD-ĐT từ những năm 90 mà cho đến nay vẫn nóng hổi tính thời sự. 
GDĐH&CN không chỉ đáp ứng nhu cầu của biên chế nhà nước và kinh tế quốc doanh, mà còn phải đáp ứng nhu cầu của các thành phần kinh tế khác và đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.
GDĐH không chỉ dựa vào NSNN mà còn dựa vào các nguồn lực khác có thể huy động được: sự đóng góp của các cơ sở sản xuất kinh doanh, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, của cộng đồng, của người học (học phí), nguồn vốn do các hoạt động của trường về nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất, dịch vụ làm ra, nguồn vốn do các quan hệ quốc tế mang lại; 
Hiểu thêm về người thầy - tác giả của "4 tiền đề đổi mới GD ĐH" ảnh 3
 GS.NGND Vũ Dương Ninh. Ảnh,gdtd.vn
GDĐH&CN không chỉ theo chỉ tiêu kế hoạch tập trung như một bộ phận của kế hoạch nhà nước, mà còn phải làm kế hoạch theo những đơn đặt hàng, những xu thế dự báo, những nhu cầu học tập từ nhiều phía trong xã hội.
GDĐH&CN không nhất thiết phải gắn chặt với việc phân phối công tác cho người tốt nghiệp theo cơ chế hành chính bao cấp; người tốt nghiệp phải tự tìm việc làm, tự tạo việc làm trong mọi thành phần kinh tế; những nơi sử dụng lao động được đào tạo sẽ tuyển dụng theo cơ chế chọn lọc, nhà trường giúp họ nâng cao trình độ, tiếp tục bồi dưỡng để thích nghi với những yêu cầu cơ động về ngành nghề trong thực tiễn.
GS. TSKH Lâm Quang Thiệp đánh giá: GS Vũ Văn Tảo là người đọc nhiều, hiểu biết rộng, nhạy cảm với xu hướng của giáo dục thế giới, chính ông là người đã tích cực, có đóng góp quan trọng trong việc hình thành ý tưởng "xã hội học tập" mà sau này đã được đưa vào Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ X.
Em trai GS Vũ Văn Tảo, GS.NGND Vũ Dương Ninh chia sẻ: trong gia đình có 5 anh em, ngay từ nhỏ, ông đã tiếp nhận nhiều ảnh hưởng từ người anh. Trước những năm 60, tuy giảng dạy và nghiên cứu ngành kỹ thuật nhưng GS Vũ Văn Tảo lại rất say mê với các kinh nghiệm giảng dạy, tổ chức học tập, nghiên cứu ở bậc GDĐH&CN.
Theo ông, sau những năm 60, GS Vũ Văn Tảo đã thực sự tìm thấy niềm đam mê của mình: khoa học Giáo dục và nghiên cứu lĩnh vực này với niềm đam mê không ngừng nghỉ và mong muốn góp phần xây dựng nền GD Việt Nam.
GS.NGND Vũ Dương Ninh cho biết: ông cảm thấy vấn đề GD quả thực đã ăn sâu vào tiềm thức của người anh trai mình. Đã trở thành máu thịt, và gắn liền với sự nghiệp của ông. 
 GS.Vũ Văn Tảo
 GS.Vũ Văn Tảo
Sau 5 năm công tác tại trường ĐH Bách khoa Hà Nội, năm 1961 ông được cử đi học học nghiên cứu sinh tại trường ĐH Bách khoa Leningrad Liên xô (cũ), năm 1965 bảo vệ thành công luận án Phó tiến sĩ (nay gọi là Tiến sĩ) với đề tài “Dòng chảy xiết sau đập nhiều khoang”. 
Từ 1966 đến năm 1969 giảng dạy tại trường ĐH Xây dựng, tổ trưởng tổ bộ môn Thủy lực – thủy văn, Chủ nhiệm khoa Thủy lợi – Cảng.
Từ năm 1970-1976 được điều về công tác tại Văn phòng Bộ ĐH và Trung học chuyên nghiệp (THCN), làm Tổ trưởng tổ Nghiên cứu chiến lược ĐH và  THCN. Thế là từ một chuyên gia ngành Thủy lợi, từ nay ông chuyển sang làm cán bộ nghiên cứu khoa học và quản lý giáo dục ở cấp vĩ mô.
Từ 1977 -1987 công tác tại Viện Nghiên cứu ĐH-THCN, làm Trưởng ban, Phó chủ tịch Hội đồng khoa học của Viện.
Năm 1980 được phong hàm PGS, năm 1984 hàm GS. Trong thời gian này theo đề nghị của nước bạn, 3 lần Chính phủ ta cử sang làm Cố vấn cho Bộ trưởng Bộ GD Angola (mỗi lần khoảng 6 tháng các năm 1982,1986,1989).
Từ năm 1988 đến năm 1996 (8 năm) đảm nhiệm Vụ trưởng Trợ lý Bộ trưởng Bộ GD& ĐT.
Từ năm 1996 nghỉ hưu cho đến khi bị ngã bệnh 11/2004  GS vẫn liên tục tham gia nhiều mảng công tác quan trọng như làm cộng tác viên một số Viện nghiên cứu khoa học, trường ĐH trong đó có ĐH quốc gia Hà Nội (từ Khoa Sư phạm đến trường ĐH Giáo dục) và Học viện Quản lý Giáo dục (thuộc Bộ GD&ĐT), Trung tâm Môi trường và phát triển bền vững (thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật VN), Trung ương Hội Khuyến học VN.
Quá trình khen thưởng: Huy chương Kháng chiến chống Pháp, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng hai, Danh hiệu Nhà giáo ưu tú, Huy chương  Vì Sự nghiệp giáo dục, Huy chương Vì thế hệ trẻ, Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng (1990), Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng (2000), Huân chương Lao động hạng 3 (2008).
GS đã dạy và viết Giáo trình Thủy lực (Chủ biên , xuất bản 1968) và một số công trình nghiên cứu khoa học phục vụ cho sản xuất như  “Chống xói ở hạ lưu công trình thủy lợi có nhiều khoang, đướng mặt nước trong kênh bờ”
Trong 6 năm (1970-1975 ) công tác tại Bộ ĐH&THCN làm chuyên viên và tổ trưởng tổ nghiên cứu chiến lược của Bộ đã đi sâu nghiên cứu vấn đề giáo dục vĩ mô, đặc biệt về hệ thống giáo dục ở Việt Nam, nghiên cứu cải cách giáo dục những năm dầu thập kỷ 70, trên 25 năm đã tham mưu cho Bộ về các vấn đề này, từ năm 1965 đến nay tiếp tục nghiên cứu lĩnh vực quản lý giáo dục, và phương pháp giảng dạy đại học.
Năm 1995 là ủy viên thường trực Hội đòng biên soạn 50 năm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo (1945-1995) đã được Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản năm 1995. Cùng GS Viện sĩ Nguyễn Cảnh Toàn viết sách “Quá trình dạy-tự học”, trực tiếp viết chương I “Sự học ngày nay” , sách được NXB Giáo dục tái bản 3 lần.
Năm 1997, cùng ông Nguyễn Kỳ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT biên dịch tài liệu tiếng Pháp “Một số vấn đề về đào tạo giáo viên “(tác giả  Michel Devlay, Paris 1994). Năm 1996 cùng GS Trần Văn Hà xuất bản tài liệu “Một số vấn đề về đào tạo giáo viên” Trường Quản lý Bộ GD&ĐT xuất bản. Năm 1997 dịch tài liệu tiếng Pháp của Jacquaes Delors.,UNESCO Paris 1996 “Học tập: Một kho báu tiềm ẩn”.Gần đây viết tài liệu Công nghệ giáo dục: Tổng quan và phân tích, Trường Quản lý giáo dục Bộ GD&ĐT xuất bản
GS còn tham gia nhiều công trình nghiên cứu, đề tài nghiên cứu và dự án về giáo dục đăng tải trên các báo tạp chí Giáo dục, Khuyến học. Khoa học các bài xoay quanh các chủ đề Phát triển nguồn nhân lực, Phương pháp giảng dạy đại học, phương pháp tự học, một số xu thế phát triển giáo dục thế kỷ XXI, xây dựng xã hội học tập...  
Ngoài công tác đối ngoại về giáo dục Cố vấn cho Bộ trưởng GD Angola 3 lần 3 năm 1982,1986,1989, còn  là thành viên trong các đoàn Việt Nam dự một số kỳ họp Bộ trưởng GD&ĐT các nước xã hội chủ nghĩa (1970, 1988), Bộ trưởng GD các nước nói tiếng Pháp (1992), tham gia hội thảo khoa học có báo cáo do UNESCO khu vực châu Âu (Bucarest,1983), Khu vực châu Á- Thái Bình Dương (Bangkok, 1996) tổ chức....
Bá Hải

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.