Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực tế này, trong đó có nguyên nhân quan trọng là giáo viên chưa được hướng dẫn cụ thể về cách xây dựng và sử dụng bài tập nhận thức.
Từ thực trạng này, giáo viên Ngô Văn Đức - Trường THPT Phan Thanh Giản (Bên Tre) đã nghiên cứu xây dựng và sử dụng các bài tập nhận thức trong dạy học Lịch sử. Sáng kiến này đã đem về cho thầy giải A cấp tỉnh.
Các bước xây dựng bài tập nhận thức
Các bước xây dựng bài tập nhận thức của thầy Ngô Văn Đức cụ thể như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học và từng đề mục cụ thể. Cụ thể, cần xác định về mặt nhận thức, học sinh cần nhận thức được những gì; qua bài học, rèn luyện được mặt nào của năng lực nhận thức; giáo dục được gì về tư tưởng cho học sinh.
Sử dụng bài tập nhận thức là một trong những cách thức, biện pháp trang bị kiến thức, rèn luyện năng lực tư duy, giáo dục tư tưởng cho học sinh. Do đó, việc xây dựng, sử dụng dạng bài tập này phải bám sát yêu cầu về mục tiêu của bài học, mục tiêu cụ thể của đề mục có liên quan.
Bước 2: Tìm “vấn đề” để xây dựng bài tập
Sử dụng bài tập nhận thức là một trong những cách thức, biện pháp trang bị kiến thức, rèn luyện năng lực tư duy, giáo dục tư tưởng cho học sinh. Do đó, việc xây dựng, sử dụng dạng bài tập này phải bám sát yêu cầu về mục tiêu của bài học, mục tiêu cụ thể của đề mục có liên quan.
Cách trình bày của sách giáo khoa hiện tại vẫn còn theo lối giải thích hoặc chứng minh kiến thức lịch sử, nghĩa là đưa ra nhận định trước, sau đó minh họa bằng các sự kiện, hiện tượng hoặc trình bày các sự kiện, hiện tượng rồi đưa ra kết luận.
Như thế, giáo viên sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi chọn vấn đề để xây dựng bài tập. Nói như vậy không có nghĩa là không thể xây dựng bài tập.
Nghiên cứu sách giáo khoa chúng ta thấy, bên cạnh những vấn đề được giải thích, chứng minh rõ ràng, vẫn còn nhiều vấn đề, nhiều phần kiến thức, nhiều khía cạnh mà nếu chỉ đọc sách giáo khoa, học sinh chưa thể hiểu, cần có sự giúp đỡ của giáo viên. Đó là những “vấn đề” mà chúng ta có thể khai thác để xây dựng bài tập.
Từ tư liệu do sách giáo khoa cung cấp, khai thác ở nhiều góc độ, nhiều mức độ, giáo viên cũng có thể tìm được “vấn đề” để xây dựng bài tập nhận thức.
Bước 3: Xây dựng bài tập
Trên cơ sở xác định được những vấn đề học sinh còn thắc mắc, những vấn đề cần khai thác thêm từ tư liệu trong sách giáo khoa nhằm giúp học sinh nhận thức thêm, giáo viên tiến hành tìm tư liệu lịch sử qua các nguồn tài liệu tham khảo hoặc sử dụng tư liệu từ sách giáo khoa để đặt vấn đề theo cách xây dựng bài tập nhận thức.
Do bài tập nhận thức giống như một “bài toán” nên tư liệu lịch sử ở phần “giả thiết” phải đảm bảo đúng và đủ để học sinh dựa vào đó, vận dụng kiến thức đã học chứng minh, tìm ra “kết luận”. Kết luận đạt được qua giải bài tập phải hướng đến giúp học sinh hiểu được những vấn đề còn “ mắc” hoặc nhận thức lịch sử sâu hơn.
Để đánh giá khả năng, hiệu quả, ý nghĩa của việc sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học lịch sử, thầy Ngô Văn Đức đã tiến hành thực nghiệm ở một số lớp 10 mình trực tiếp giảng dạy.
Việc tiến hành thực nghiệm được tiến hành qua hai bước. Bước 1: Cho học sinh các lớp thực nghiệm giải bài tập nhận thức.
Bước 2: Kiểm tra nhận thức của học sinh các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng để so sánh và đánh giá khả năng, hiệu quả, ý nghĩa của việc sử dụng bài tập.
Kết quả kiểm tra nhận thức sau khi sử dụng hai bài tập, ở các lớp thực nghiệm, khả năng nhớ và vận dụng kiến thức lịch sử, cách lập luận, trình bày vấn đề của các em tốt hơn các lớp đối chứng.
Những lưu ý với giáo viên và học sinh
Để giải được bài tập nhận thức, thầy Ngô Văn Đức cho biết đòi hỏi học sinh phải sử dụng năng lực nhận thức cụ thể như quan sát, hình dung, tưởng tượng, lựa chọn các chi tiết cần thiết.
Trên cơ sở đó, học sinh sử dụng các hình thức hoạt động tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp…, vận dụng kiến thức đã biết, soi vào những điều kiện đã cho ở bài tập, tìm ra lời giải, phát hiện ra kiến thức mới theo yêu cầu của bài tập.
Thời gian đầu, giáo viên chỉ nên ra các bài tập đơn giản và cần hướng dẫn các em cách giải bài tập, chẳng hạn giải thích các bước tiến hành, cách phân tích giả thiết, cách xây dựng các bước trong lập luận…
Khi học sinh quen dần với việc giải bài tập, giáo viên có thể cho học sinh giải các bài tập phức tạp hơn, yêu cầu học sinh độc lập tìm ra lời giải.
Nói cách khác, bài tập nhận thức yêu cầu học sinh phải sử dụng năng lực nhận thức cụ thể và năng lực tiến hành các hình thức hoạt động tư duy. Việc sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học lịch sử thật sự có tác dụng tích cực trong việc phát triển năng lực nhận thức cho học sinh.
Ban đầu, khi yêu cầu học sinh giải bài tập, các em rất ngỡ ngàng và cho rằng đây là nhiệm vụ nặng nề, khó có thể hoàn thành. Nhưng khi được giáo viên giải thích rõ mục đích, hướng dẫn phương pháp giải bài tập, các em tỏ ra hứng thú khi thực hiện nhiệm vụ này.
Khi giải bài tập thứ hai, các em rất tích cực, cho rằng đó là thử thách thú vị, muốn thử sức để qua đó chứng tỏ năng lực nhận thức của mình.
Với giáo viên, thầy Ngô Văn Đức lưu ý: Muốn sử dụng bài tập nhận thức trước hết phải nghiên cứu cách thức xây dựng bài tập.
Khi xây dựng bài tập cần bám sát mục tiêu của bài học, mục tiêu cụ thể của các đề mục có liên quan. Trên cơ sở xác định kiến thức trọng tâm của bài học, đề mục, cần khai thác những vấn đề, những khía cạnh mà học sinh khó hiểu, cần giáo viên giúp đỡ để hiểu sâu để tìm tư liệu xây dựng bài tập như một “bài toán”.
Yêu cầu hay câu hỏi mà bài tập nhận thức đặt ra nhất thiết phải đảm bảo yêu cầu học sinh phải tư duy, vận dụng kiến thức đã biết soi vào tư liệu do bài tập cung cấp mới có thể tìm ra câu trả lời.
Tùy theo chủ ý của giáo viên khi xây dựng bài tập, chuẩn bị bài giảng, đặc điểm học sinh, có thể sử dụng bài tập nhận thức ở đầu, giữa hay cuối chương, bài hay đề mục nào đó.
Thời gian đầu, giáo viên chỉ nên ra các bài tập đơn giản và cần hướng dẫn các em cách giải bài tập, chẳng hạn giải thích các bước tiến hành, cách phân tích giả thiết, cách xây dựng các bước trong lập luận…
Khi học sinh quen dần với việc giải bài tập, giáo viên có thể cho học sinh giải các bài tập phức tạp hơn, yêu cầu học sinh độc lập tìm ra lời giải.