Hiểm họa trên 8 triệu tấn rác thải nhựa trôi nổi trên biển

GD&TĐ - Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, hiện nay ước tính trên 8 triệu tấn rác nhựa đã thải ra đại dương. Trong đó, 80% lượng rác thải nhựa có nguồn gốc từ đất liền và 20% còn lại là do các hoạt động trên biển.

Rác thải nhựa làm ô  nhiễm biển (Ảnh minh họa).
Rác thải nhựa làm ô nhiễm biển (Ảnh minh họa).

80% nguồn gốc rác thải từ đất liền

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, hơn 50% tổng lượng rác nhựa thải ra đại dương là từ các nước nằm trong khu vực biển Đông Á, trong đó có Việt Nam.

Theo dự báo của các nhà khoa học, khối lượng rác nhựa đến năm 2050 ở các đại dương sẽ nặng hơn khối lượng của cá. Điều này khiến các quốc gia, trong đó có Việt Nam cần cấp bách hành động ngăn chặn ô nhiễm do rác thải nhựa trên đại dương.

Bà Phạm Thu Hằng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam chia sẻ: Việt Nam là đất nước đang phát triển, có nhiều trung tâm kinh tế, thương mại, du lịch và công nghiệp lớn với tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao.

Trong giai đoạn 2010 - 2015, ngành nhựa là một trong những ngành công nghiệp có tăng trưởng cao nhất Việt Nam với mức tăng hàng năm từ 16% - 18%/năm và có những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng đạt gần 100%. Đây chính là nguyên nhân khiến cho Việt Nam đối mặt với vấn đề ô nhiễm từ rác thải nhựa. 

Theo báo cáo của Hiệp hội nhựa, vào năm 2015, Việt Nam đã sản xuất và tiêu thụ khoảng 5 triệu tấn nhựa. Chỉ số tiêu thụ nhựa trên đầu người tại Việt Nam tăng rất nhanh, từ 3,8 kg/năm/người năm 1990, còn cách nay 4 năm đã tăng lên 4,1 kg/năm/người. Mức tăng này cho thấy nhu cầu và thói quen sử dụng sản phẩm nhựa của người dân ngày càng tăng.

Nâng cao nhận thức để bảo vệ môi trường

Các chuyên gia môi trường chỉ ra rằng, một lượng lớn rác thải nhựa bị cuốn vào hệ thống sông ngòi, kênh rạch trôi ra biển. Bên cạnh đó, việc thải bỏ hoặc làm mất ngư cụ trong hoạt động khai thác thủy sản, thải bỏ rác thải nhựa trong các hoạt động kinh tế - xã hội khác diễn ra trên biển cũng chưa được quản lý, kiểm soát chặt chẽ.

Tuyên truyền nói không với rác thải nhựa (Ảnh VK).
Tuyên truyền nói không với rác thải nhựa (Ảnh VK).

Thực tế trong thời gian qua, việc quản lý rác thải nhựa tại các hải đảo, các khu du lịch biển, nhất là các bãi biển còn hạn chế. Việc xả rác thải nhựa bừa bãi cùng với một lượng lớn rác thải từ đại dương dạt vào các đảo, bãi tắm, đặc biệt trong mùa du lịch đang là vấn đề đáng báo động ở vùng ven biển và các hải đảo.

Trong khi đó, rác thải nhựa có đặc điểm thời gian phân hủy lâu, tồn tại trong môi trường từ hàng trăm đến hàng nghìn năm. Vì vậy ô nhiễm môi trường biển do rác thải nhựa đã trở thành vấn đề môi trường toàn cầu, được chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các nhà khoa học, các tổ chức phi chính phủ và người dân trên toàn thế giới hết sức quan tâm.

Chính vì thế, chung tay giảm thiểu rác thải nhựa, thay thế sản phẩm dễ phân hủy cho đồ dùng nhựa và nilon đã và đang được tuyên truyền rộng khắp. Mục đích nhằm nâng cao nhận thức để người dân Việt hành động đúng, cùng bảo vệ môi trường sống, trong đó có biển.

Từ năm 2014, tác động có hại của rác thải nhựa tới môi trường và hệ sinh thái biển đã được Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) đặt ở mức cảnh báo. 

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Xoay chuyển tình thế

Thế giới
GD&TĐ - Ứng viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump đang trên đường đua để trở lại Nhà Trắng trong bối cảnh những cáo buộc pháp lý bủa vây ông.

Đừng bỏ lỡ