Hãy suy nghĩ kỹ trước khi “đụng” đến mì ăn liền

Mì ăn liền là món ăn thiết yếu đối với sinh viên, người lao động hay những người muốn có một bữa ăn nhanh. Nhưng dưới đây là một số lý do khiến bạn phải suy nghĩ kỹ trước khi quyết định dùng một gói mì ăn liền nào đó...

Hãy suy nghĩ kỹ trước khi “đụng” đến mì ăn liền
mi an lien

Có thể bạn quan tâm

Làm tăng nguy cơ hội chứng chuyển hóa cho nữ

Được chế biến bằng cách sử dụng bột mì làm nguyên liệu chính (có thể trộn thêm bột khoai tây), vắt ra dạng sợi, sấy khô bằng 2 cách: chiên hoặc không chiên.
Nếu chiên, nó được nhúng vào dầu cọ trong 1 hoặc 2 phút ở nhiệt độ 140-160 o C, còn không chiên thì mì được sấy bằng khí nóng. Tiếp theo, nó được đóng thành mì gói, mì tô hay mì ly với gia vị trong đó có bột ngọt. Một gói mì ăn liền chứa ít nhất 2.700 mg natri, trong khi FDA khuyến cáo rằng lượng natri tối đa là 2.300 mg mỗi ngày.
Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi tạp chí dinh dưỡng, phụ nữ tiêu thụ mì ăn liền với các loại nguyên liệu không lành mạnh, nhiều khả năng sẽ phát triển hội chứng chuyển hóa. Một trong những yếu tố chính trong thành phần của mì ăn liền gây ra cho hội chứng này là "sodium cao, chất béo bão hòa không lành mạnh và glycemic". Những người có hội chứng chuyển hóa có nhiều khả năng phát triển các bệnh mạn tính như bệnh tim, tiểu đường và đột quỵ.

Chứa Tertiary-butyl hydroquinone (TBHQ)

TBHQ là chất hóa học đến từ các ngành công nghiệp dầu khí và là một chất phụ gia thực phẩm rẻ tiền được sử dụng để bảo quản thực phẩm với giá rẻ. Theo Livestrong.com, TBHQ là một chất bảo quản hay được sử dụng cho một số loại thực phẩm chế biến sẵn như gà rán McDonald"s, bánh bơ đậu phộng Reese, bánh Kellog, bánh pizza đông lạnh...

Một nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (Mỹ) đã được tiến hành để tìm hiểu những gì xảy ra với mì ăn liền, sau 2 giờ được tiêu thụ.

Các kết quả kiểm tra cho thấy mì ăn liền có xu hướng để nán lại lâu hơn trong khoang dạ dày. Sự nguy hiểm của sản phẩm phụ gia hóa học này có liên quan đến sự suy yếu của các cơ quan và phát triển của các khối u ung thư, bao gồm các khối u dạ dày.

Có chất gây ung thư benzopyrene

Vào tháng 6.2012, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (KFDA) tìm thấy dấu vết của các chất gây ung thư benzopyrene trong 6 thương hiệu khác nhau của mì ăn liền, được sản xuất bởi Công ty TNHH Nong Shim.
Mặc dù KFDA tuyên bố rằng mức benzophyrene không có hại, nhưng những lô hàng khác sau đó lại phát hiện có vấn đề với benzophyrene và đã được thu hồi vào tháng 10.2012.

Chứa bisphenol-A (BPA) gây rối loạn hormone

Các hóa chất BPA được tìm thấy rộng rãi trong các cốc xốp chứa mì ăn liền. BPA đã được biết đến là một chất gây ung thư và gây rối loạn hormone, nội tiết tố estrogen dẫn đến ung thư vú.

BPA cũng được tìm thấy có ảnh hưởng đến não của trẻ sơ sinh trong bụng mẹ. Trong một nghiên cứu năm 2011, những phụ nữ có nồng độ BPA trong cơ thể và đã có thai, nhiều khả năng có con gái bị tăng động, trầm cảm trong 3 năm đầu đời, nếu là con trai thì không bị ảnh hưởng gì - điều mà đến giờ vẫn chưa hiểu rõ lý do tại sao.

BPA cũng được chứng minh có thể dẫn đến các bệnh mạn tính khác như bệnh tim, tiểu đường và một số dạng ung thư.

Theo Một thế giới

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ