Hậu hóa đơn điện khủng bất thường: Giám sát người EVN

Nhiều gia đình sau khi nhận hóa đơn tiền điện tăng bất thường đã chủ động tìm đến chuyên gia, kiểm tra đồng hồ liên tục để đề phòng.

Hậu hóa đơn điện khủng bất thường: Giám sát người EVN

Giám sát chốt điện, kiểm tra đồng hồ hàng tuần

Thời gian qua, không chỉ xảy ra tình trạng hóa đơn tiền nước tăng đột biến không rõ nguyên nhân. Nhiều trường hợp người dân phải “ngậm bồ hòn làm ngọt” trả gấp 3 gấp 4, thậm chí gấp 8 lần tiền điện sinh hoạt hàng tháng.

Chia sẻ với Đất Việt, anh Nguyễn Thanh B. (Hà Đông, Hà Nội) cho biết anh từng rất sốc khi cầm thấy hóa đơn tiền điện tháng 6/2015.

Bình thường gia đình anh B. chỉ dùng hết khoảng 400.000-500.000 đồng nhưng đột biến tháng đó phải thanh toán tổng cộng 1.670.000 đồng mà không rõ nguyên nhân.

Hau hoa don dien khung bat thuong: Giam sat nguoi EVN
Ảnh minh họa

“Đồ dùng trong nhà vẫn từng ấy thứ, mức dùng vẫn như các tháng trước, không hề có gì biến động cả nhưng hóa đơn tiền điện tăng gấp 3 lần so với trước. Khi thắc mắc với nhân viên chốt tiền điện thì họ thông báo rằng đồng hồ điện không có vấn đề gì cả, vẫn bình thường. Sau đó công ty điện lực họ cũng lên tiếng giải thích rằng do thời tiết nắng nóng nên nhu cầu sử dụng các thiết bị điện cao hơn. Nhưng tôi thấy không đúng và chưa thỏa đáng”, anh B. nói.

Theo anh B., trước đây gia đình cũng không quan tâm nhiều đến chuyện đồng hồ mắc ở đâu, số điện ra sao, chỉ nhìn vào hóa đơn và thanh toán khi có người đi thu. Tuy nhiên kể từ khi xảy ra sự cố, anh cùng các con hết sức chú ý phòng tránh để không gặp phải những trường hợp tương tự.

“Gia đình tôi giờ yêu cầu nhân viên ngành điện phải thông báo rõ ràng ngày đến chốt tiền điện của gia đình. Khi nào tôi ở nhà thì sẽ giám sát, hôm nào có việc bận hoặc đi vắng thì vợ và các con cùng theo dõi. Hàng tuần gia đình cũng kiểm tra đồng hồ điện 1 lần xem có gì bất thường không. Tôi dùng hẳn một cuốn sổ nhỏ để ghi chép, đối chiếu so sánh, xem áng chừng tiền điện hàng tháng là bao nhiêu.

Khi cầm hóa đơn điện, nếu thấy bất thường thì sẽ phản ánh luôn. Giờ việc gì cũng phải cẩn thận không rất dễ gặp sự cố. Hôm trước tôi đọc báo còn thấy điện lực Hà Nội họ cảnh báo trong tháng tới có thể tiền điện ở các hộ gia đình sẽ tăng do các yếu tố môi trường tác động. Nghĩ thế tôi cũng run”, anh B. chia sẻ.

Ngoài việc tích cực kiểm tra đồng hồ ra, anh B. còn chủ động thay thế một loạt các đồ dùng có nguy cơ làm tăng đột biến tiền điện bằng các thiết bị chiếu sáng tiết kiệm cũng như rút toàn bộ đồ đạc không dùng vào ban đêm.

“Giờ phải cẩn thận hơn khi sử dụng điện. Không riêng gì gia đình tôi, nhiều hộ khác cũng phải trả gấp 3, gấp 4 lần. Giờ mà tiền điện, tiền nước mỗi thứ tăng thêm một tí cũng đủ khó khăn để xoay xở rồi. Cái gì cũng lên giá nên gia đình tôi theo phương châm “phòng còn hơn chống”. May là sau sự cố đến giờ, mọi thứ vẫn bình thường, chưa có bất cứ sự cố nào khác nữa”, anh B. khẳng định.

Cầu cứu chuyên gia gỡ rối

Cũng giống như nhà anh B., nhà chị Đỗ Thị L. (Thanh Trì, Hà Nội) cho biết, tháng 5/2015, hóa đơn tiền điện nhà chị tăng từ 430.000 đồng lên hơn 900.000 đồng, cộng thêm các loại phí dịch vụ, tiền nước, tính riêng trong tháng 5, số tiền gia đình phải trả lên tới hơn 1.600.000 đồng.

“Gia đình vẫn sử dụng bình tắm nóng lạnh, điều hòa như các tháng. Các con tôi thì đi học cả ngày, vợ chồng tôi làm nhà nước, sáng đi tối về. Tăng tiền điện như vậy là bất hợp lý. Chúng tôi cũng không rõ nhân viên ngành điện đi chốt số khi nào cả, chỉ khi nào họ đến đưa hóa đơn thì biết thôi. Khi thắc mắc thì các nhân viên thu tiền điện trả lời là họ chỉ biết đi thu, cách tính trong hóa đơn đã ghi rõ rồi. Tôi không biết phải làm sao cả nên đành nộp”, chị L. kể lại.

Sau khi xảy ra sự cố, chị L. đã cùng chồng cầu cứu một người bạn làm trong lĩnh vực điện máy để hỏi rõ nguyên nhân cũng như tìm cách phòng tránh sau này.

“Người bạn chồng tôi nói rằng các lý do nóng hay lạnh thì chỉ cũng là một phần tác động đến việc tăng hóa đơn điện thôi. Trong trường hợp gia đình tôi, có thể do đồng hồ bị sai, gặp sự cố chạy nhanh hoặc có thể sai sót khi ghi số công tơ. Sau đó để cẩn thận hơn, tôi cũng gọi điện thoại theo đường dây nóng đến một công ty về đồng hồ để hỏi thêm. Cuối cùng tham khảo ý kiến các bên, gia đình tôi quyết định thay đồng hồ mới. Từ đó đến nay cũng không xảy ra thêm những hóa đơn tiền điện đột biến nữa”, chị L. kể.

Ngoài việc thay đồng hồ, chị L. cũng bố trí lại toàn bộ các thiết bị điện trong nhà, thay thế đường dây điện cũ để sử dụng một cách hợp lý nhất, tránh những thất thoát, lãng phí có thể xảy ra.

Theo baodatviet.vn

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Truy lùng quốc tế

GD&TĐ - Nga đang triển khai chiến dịch truy lùng ráo riết tại một số nước để bắt các nghi phạm liên quan vụ khủng bố đẫm máu tại Moscow.