Hàng ngàn động vật lạ trôi dạt, sắp có sóng thần hủy diệt?

Trong những ngày vừa qua, hàng ngàn sinh vật biển có hình thù kì lạ trôi dạt vào Mã Lai khiến nhiều người lo ngại.

Hàng ngàn động vật lạ trôi dạt, sắp có sóng thần hủy diệt?

Các nhà khoa học đã nhanh chóng vào cuộc để xác minh tình hình.

 Hàng ngàn sinh vật lạ trôi dạt làm người dân lo lắng. (Ảnh: Secret China)

Hàng ngàn sinh vật lạ trôi dạt làm người dân lo lắng. (Ảnh: Secret China)

Theo ghi nhận, số lượng lớn sinh vật kì lạ đã trôi dạt vào bờ biển Langkawi của Mã Lai. Người dân cho rằng, mỗi năm động vật này trôi vào bờ nhưng hàng ngàn con như vừa mới xảy ra là cực hiếm.

Từ những hình ảnh ghi lại cho thấy, động vật lạ mang hình dáng như những củ khoai, có kích thước bằng ngón chân cái đến to quá bàn tay người, dài trung bình 10cm và dài nhất là 20cm. Ngư dân cho biết, họ thường gọi chúng với cái tên dân dã là "khoai lang biển".

 Có những con khá lớn. (Ảnh: Secret China)

Có những con khá lớn. (Ảnh: Secret China)

Ngay sau vụ việc, đã có khá nhiều người chụp lại và đăng tải lên mạng xã hội. Nhiều ý kiến cho rằng việc ô nhiễm đã khiến môi trường sống của chúng bị đe dọa, từ đó dạt vào bờ.

Thậm chí, một số cho rằng loài vật thân mềm này xuất hiện với số lượng bất thường là điềm báo cho trận đại hồng thủy hủy diệt Trái đất sắp xảy ra.

 Cận cảnh sinh vật lạ. (Ảnh: Secret China)

Cận cảnh sinh vật lạ. (Ảnh: Secret China)

Rất nhanh chóng, các nhà khoa học đã vào cuộc xác minh. Sau khi điều tra, họ cho biết đây là loài có tên khoa học là Acaudina molpadioides - một động vật thân mềm sống từ bờ đến những chỗ nước sâu (tối đa 80m), chủ yếu chui rúc dưới bùn hoặc cát biển.

Do đó, khi biển động, các con sóng lớn sẽ đánh vào lớp bùn cát khiến "khoai lang biển" bật lên.

Do cơ thể chủ yếu là nước, cộng với thủy triều dâng kết hợp với sóng biển đã khiến những sinh vật này bị dạt vào gần bờ. Sau khi thủy triều rút, chúng bị mắc lại trên bãi biển.

 Chúng được người dân thu gom làm thực phẩm. (Ảnh: Secret China)

Chúng được người dân thu gom làm thực phẩm. (Ảnh: Secret China)

“Việc "khoai lang biển" xuất hiện số lượng lớn có thể là do môi trường sống của chúng đang bị đe dọa, hoặc do sinh sôi nảy nở quá nhiều và chúng tôi đang kiểm tra để đưa ra kết luận sớm.

Nhưng tuyệt nhiên, việc sinh vật này có liên quan đến sóng thần chỉ là tin đồn thất thiệt, vô căn cứ”, một nhà khoa học của Mã Lai nói.

 Tuy nhiên, chúng mất nước khá nhanh nên phải sử dụng liền. (Ảnh: Secret China)

Tuy nhiên, chúng mất nước khá nhanh nên phải sử dụng liền. (Ảnh: Secret China)

Được biết, "khoai lang biển" chủ yếu phân bố tại các nơi như Vịnh Bengal, Sri Lanka, Indonesia, Philippines, Úc, Nhật Bản, Trung Quốc… Chúng có thể được người dân sử dụng làm thực phẩm nhưng không cất giữ được lâu bởi cơ thể mất nước quá nhanh.

Theo SKCĐ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ