Hàng loạt ki-ốt mọc trong khuôn viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam: Nhà trường làm đúng quy định?

GD&TĐ - Được giao đất với mục đích xây dựng các công trình phục vụ công tác giáo dục, nhưng Học viện Nông nghiệp Việt Nam lại sử dụng một số diện tích để xây dựng hàng loạt ki-ốt để cho thuê.

Dãy ki-ốt vừa được xây dựng lên đến vài chục căn
Dãy ki-ốt vừa được xây dựng lên đến vài chục căn

Quyết định số 6028/QĐ-UBND, do UBND TP Hà Nội ban hành ngày 9/11/2015 về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết khu Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tỷ lệ 1/500 nêu rõ: Khu Học viện Nông nghiệp Việt Nam thuộc địa giới hành chính thị trấn Trâu Qùy, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội có diện tích khoảng 197,37ha với quy mô đào tạo tính đến năm 2030 gồm: 5 trường thành viên với khoảng 36.400 sinh viên.

Quy hoạch cũng phân khu chức năng sử dụng đất phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Học viện cũng như các trường thành viên, đề xuất giải pháp khai thác, sử dụng đất lâu dài hiệu quả. Tuy nhiên, đến nay một phần quỹ đất của Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã được nhà trường xây dựng nhiều ô ki-ốt để phục vụ kinh doanh.

Trao đổi với Báo GD&TĐ, ông Nguyễn Công Tiệp, Chánh văn phòng Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết: “Những ki-ốt được nhà trường xây dựng nằm trong khu dịch vụ sinh viên, để phục vụ sinh viên, nhà trường không phải làm để thu tiền”. Nói vậy, nhưng khi được hỏi nhà trường có cho thuê và thu tiền không, vị Chánh văn phòng đáp: “Nhà trường có thu nhưng không đáng bao nhiêu so với chi phí xây dựng, san lấp mặt bằng”.

Các ki-ốt đã được cho thuê để kinh doanh đủ loại mặt hàng và dịch vụ
 Các ki-ốt đã được cho thuê để kinh doanh đủ loại mặt hàng và dịch vụ

Khi được hỏi tiếp về mức tiền thu và hợp đồng giữa nhà trường với người thuê, ông Tiệp nói: “Hiện nay chưa có báo giá, chưa có hợp đồng nào với các hộ. Phải thương thảo lại xem sao”. Dù chưa có hợp đồng, nhưng theo quan sát đến nay các ki-ốt đã gần như được sử dụng hết.

Ông Tiệp cũng giải thích thêm, chợ sinh viên (khu ki-ốt - PV) là khu đất kẹt, nhưng vẫn nằm trong khuôn viên của trường. Hiện tại có 2 dãy ki-ốt, dãy ngoài là 29 ki-ốt, dãy trong là 30 ki-ốt. Nhà trường sẽ giải phóng dãy trong, vì đó chỉ là công trình tạm.

Ông Tiệp cũng khẳng định: “Học viện có quyết định của Bộ NN&PTNT về sử dụng những đất tạm, và được Bộ phê duyệt một số diện tích đất để liên kết kinh doanh”.

Ông Tiệp cho biết thêm, trước đây nhà trường được Nhà nước cấp 30% kinh phí (khoảng 70 tỷ/năm), nhưng theo Nghị quyết 77 của Chính phủ thì nhà trường phải tự chủ. Theo Quyết định 873 của Thủ tưởng Chính phủ, nhà trường được xã hội hóa và sử dụng những diện tích đất chưa sử dụng hết công suất để lấy nguồn bù vào vốn mà Nhà nước không cấp. Nhà trường có một danh mục những công trình được phép xây dựng, và đã báo cáo với Bộ Nông nghiệp, Cục Công sản của Bộ Tài chính và Văn phòng Quốc hội.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ông Trần Quí Thanh lãnh 8 năm tù.

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

GD&TĐ - Sáng 25/4, TAND TPHCM tuyên phạt 8 năm tù đối với bị cáo Trần Quí Thanh (Chủ tịch Tân Hiệp Phát) về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Minh họa/INT

Khơi nước gần dập lửa xa

GD&TĐ - Iran đã bước vào giai đoạn xung khắc mang bản chất mới với Mỹ và Israel nên càng cần yên bình ở phía biên giới chung với Pakistan.