Ham "tám chuyện", một phụ nữ nuốt luôn thuốc còn nguyên vỏ bọc

Mãi mê nói chuyện, bị căng thẳng, bị phân tâm, thậm chí sơ ý,… nhiều người đã uống thuốc còn nguyên cả vỏ bọc bên ngoài.

Ham "tám chuyện", một phụ nữ nuốt luôn thuốc còn nguyên vỏ bọc

Uống thuốc còn nguyên vỏ bọc, chuyện thật như đùa

Bay từ Hà Nội vào TP.HCM với mục đích là để thăm em đang nằm viện tại Bệnh viện Quận 2 TP.HCM; thế nhưng trước khi đến thăm em, chị T.T.N.T. (33 tuổi) bỗng thấy trong người khó chịu nên tự mua thuốc ở tiệm thuốc tây gần nhà nghỉ để uống.

Vì lâu ngày không gặp, chị nói chuyện liên tục với em trai. Vừa nói chuyện với em, chị vừa mang thuốc ra uống. Chị đổ hết phần thuốc mua sẵn ra tay để bóc vỏ thuốc nhưng vì đang nói chuyện nên không nhớ, chị T. liền uống luôn cả viên thuốc còn nguyên vỏ bọc.

Ham

Viên thuốc với chiều dài khoảng 2 cm cắm sâu vào dạ dày chị T.

Sau đó, chị liên tục bị đau bụng lâm râm suốt 3 ngày nên chị đến khoa Nội soi để khám. Tại đây, các bác sĩ phát hiện trong dạ dày chị có một viên thuốc còn nguyên vỏ bọc, dài khoảng 2 cm, với 4 cạnh nhọn đâm thẳng vào dạ dày gây trầy xướt niêm mạc. Các bác sĩ đã tiến hành nội soi và gắp viên thuốc ra ngoài.

Cũng như trường hợp của chị T., vì bị mệt nên ông N.T.T. (51 tuổi, quê Long An) đến tiệm thuốc tây gần nhà để mua thuốc uống. Sau khi ăn cơm, ông T. mang thuốc ra uống. Do quá vội nên ông T. không kịp nhớ là mình đã bóc vỏ thuốc hay chưa.

Ông T. uống thuốc xong khoảng 2 tiếng thì ông bắt đầu bị tức ngực, đau rát cổ họng, nuốt nước bọt quá đau đớn nên đến bệnh viện để khám. Các kết quả cho thấy ông T. bị rách thực quản do uống phải viên thuốc còn nguyên cả vỏ.

Ham

Do vội vã, ông T. đã uống viên thuốc ho còn nguyên vỏ bọc khiến thực quản bị tổn thương

Không chỉ với người lớn tuổi "lúc nhớ lúc quên", ngay cả anh B.N.Q. (17 tuổi, ngụ Bình Trưng Đông, Q.2, TP.HCM) cũng có những sơ suất đáng tiếc này. Trước đó, anh bị đau mắt nên đi mua thuốc uống. Không hiểu sao anh uống cả viên còn trong vỏ bọc mà không biết.

Khi uống xong anh bị đau tức ngực, đau hông nên đi khám tai mũi họng nhưng không biết nguyên nhân. Đến khi cơn đau tức ngày càng nhiều thì đến bênh viện Quận 2 để khám.

Tại đây bác sĩ đã nội soi và thấy cả viên thuốc đang mắc ở thực quản của anh Q., vỏ thuốc sắt nhọn vướng ở thực quản gây trầy xước, rách thực quản. Sau khi phát hiện, các bác sĩ đã tiến hành xử lý viên thuốc “cứng đầu” này.

Uống thuốc cả vỏ gây ra những hậu quả khó lường

Theo bác sĩ Vương Duy Ngọc, khoa Nội soi, Bệnh viện Quận 2: Tình trạng bệnh nhân uống thuốc luôn cả vỏ xảy ra thường xuyên. Tuy nhiên, người bệnh thường nghĩ viên thuốc sẽ đi theo phân ra ngoài chứ không biết rằng để viên thuốc càng lâu trong dạ dày sẽ càng nguy hiểm.

Như trường hợp của chị T.T.N.T. kể trên, chị biết mình uống cả vỏ thuốc to nhưng vẫn không đi khám ngay mà đợi đến 3 ngày sau, khi chịu hết nổi mới bắt đầu đến bệnh viện.

Rất may cho chị T. là vỏ thuốc chỉ gây tổn thương nhẹ, nếu chị T. ở nhà thêm vài ngày, thì có thể bị thủng dạ dày rất nguy hiểm.

Ham

Theo bác sĩ Ngọc, nếu người bệnh lỡ uống cả vỏ thuốc thì phải đến bệnh viện gắp ra liền,vì càng để lâu càng gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc.

Bác sĩ Ngọc cho biết: “Nhiều người đợi đến khi đau bụng, xuất huyết dạ dày hoặc rách thực quản, đau nhức không ăn nổi, không nuốt nổi thì mới đến bệnh viện. Họ lầm tưởng viên thuốc cũng như thức ăn dễ vô thì sẽ dễ ra.

Tuy nhiên, viên thuốc còn nguyên cả vỏ thì lại khác, vỏ thuốc rất sắc bén, trên đường đi có thể gây tổn thương ở thực quản, dạ dày, ruột, tá tràng… Nếu để lâu, những vết thương này sẽ gây nhiễm trùng các cơ quan khiến bệnh phức tạp hơn, để lại nhiều hậu quả đáng tiếc. Thậm chí, bệnh nhân có nguy cơ tử vong rất cao”

Theo bác sĩ Ngọc, uống thuốc còn nguyên cả vỏ rất ít thường hợp rơi vào trẻ nhỏ và người lớn tuổi vì các bệnh nhân này đã có sự hỗ trợ uống thuốc từ người nhà. Với bệnh nhân từ 30 tuổi trở lên thì có thể trong lúc uống thuốc họ sơ ý, không tập trung, uống quá vội, vừa chuẩn bị uống thuốc vừa nói chuyện rồi uống cả vỏ thuốc lúc nào không hay.

Ham

Viên thuốc càng nhỏ càng không nên xem thường vì nó sẽ qua được dạ dày nhưng gây tổn thương nặng nề ở ruột, tá tràng, hoặc các cơ quan nội tạng khác.

Bác sĩ Ngọc khuyến cáo, trong lúc sử dụng thuốc, ngoài để ý đến các chỉ định của bác sĩ, người bệnh nên tạm thời ngừng các hoạt động như giao tiếp, công việc dang dở, chú ý những viên thuốc mình đang cầm để tránh tình trạng trên. Nếu như phát hiện bản thân đã uống luôn cả vỏ thuốc, người bệnh phải đến bệnh viện ngay để được xử lý kịp thời.

Đặc biệt, đừng xem thường những viên thuốc nhỏ, thuốc nhỏ không vướng lại trên đường đi mà sẽ đi thẳng xuống ruột non, tá tràng,… mới gây tổn thương nặng nề.

Nếu không kịp thời phát hiện và gắp những viên thuốc này ra, các cạnh sắc nhọn của vỏ thuốc có thể làm loét thực quản gây xuất huyết tiêu hóa, thậm chí gây thủng thực quản gây viêm nhiễm nặng dẫn đến tử vong.

Theo Phụ Nữ TP.HCM

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.