Hầm chứa hạt giống chống tận thế dưới lớp băng Bắc Cực

Một hầm ngầm hạt giống toàn cầu được xây dựng ở Bắc Cực để bảo vệ các loài thực vật trên thế giới tránh khỏi bị tuyệt chủng do biến đổi khí hậu, thảm họa thiên nhiên, chiến tranh.

Hầm chứa hạt giống chống tận thế dưới lớp băng Bắc Cực
Hầm chứa hạt giống chống tận thế dưới lớp băng Bắc Cực ảnh 1 

Theo CNN, hàng triệu hạt giống đang được lưu trữ trong một hầm ngầm, nằm sâu bên dưới lớp băng vĩnh cửu tại Svalbard, ở giữa Na Uy và Bắc Cực. Khu vực này nằm ngoài vùng ảnh hưởng của chiến tranh và nước biển dâng nên có thể bảo vệ hạt giống tránh khỏi những thảm họa môi trường. Ngoài ra, Svalbard có yếu tố địa chất ổn định, các chuyến bay diễn ra theo lịch trình thường xuyên, khiến nó tương đối dễ tiếp cận.

"Hầm ngầm được xây dựng vì sự sống còn của nhân loại. Nó giống như một nơi linh thiêng. Mỗi lần đến đây, tôi đều cảm thấy mình dường như đang đứng ở trong nhà thờ. Địa điểm này khiến chúng ta phải dừng lại và suy nghĩ", Michael Koch thuộc tổ chức Trust Crop, nói.

Hầm chứa hạt giống chống tận thế dưới lớp băng Bắc Cực ảnh 2 

Trong khung cảnh ảm đạm, mờ tối của mùa thu Bắc Cực, cổng ra vào hầm ngầm giống như viên ngọc quý nhô ra khỏi tuyết và băng. Nó được xây dựng bằng bê tông góc cạnh. Ở cuối đường hầm là một cánh cửa kim loại có khối lượng lớn, sáng lấp lánh, đằng sau nó là chìa khóa để bảo vệ nhân loại trong một thế giới "hậu tận thế".

Hầm chứa hạt giống chống tận thế dưới lớp băng Bắc Cực ảnh 3 

Hầm ngầm chứa 837.931 mẫu vật, ước tính khoảng 556 triệu hạt giống, được lưu trữ ở nhiệt độ không đổi -18°C nhằm bảo quản chúng khỏi hư hỏng. Lớp băng vĩnh cửu tạo thành một chiếc tủ lạnh tự nhiên. Ngay cả khi không có điện, nhiệt độ trong hầm sẽ dần ổn định ở mức -8°C, đủ thấp để duy trì chất lượng hạt giống suốt nhiều thập kỷ.

Người ta sẽ đóng gói cẩn thận các hạt giống vào một túi nhôm kín, dày ba lớp và khóa kín chúng vào thùng, trước khi vận chuyển đến hầm ngầm từ Nigeria, Ấn Độ, Mỹ, Peru và gần như mọi quốc gia khác trên Trái Đất.

Hầm chứa hạt giống chống tận thế dưới lớp băng Bắc Cực ảnh 4 

Tại hầm ngầm, nhiều thùng trong tổng 2.291 thùng xếp chồng lên nhau làm từ nhựa màu xám hoặc đen. Chúng được gắn thẻ và đánh mã số để xác định ngân hàng gene nơi hạt giống gửi đến. Tuy nhiên, một vài thùng trên kệ kim loại nằm nổi bật ở giữa làm từ gỗ, với các nhãn màu, có nguồn gốc từ Triều Tiên.

Hầm chứa hạt giống chống tận thế dưới lớp băng Bắc Cực ảnh 5 

Chức năng của hầm ngầm giống như khoản tiền an toàn gửi vào ngân hàng. Sau khi đặt vào bên trong, các thùng không thể bị mở ra cũng như loại bỏ bởi bất kỳ ai, ngoài cơ quan gửi hạt giống đến khi cần thiết.

Hầm chứa hạt giống chống tận thế dưới lớp băng Bắc Cực ảnh 6 

Hồi đầu tháng này, hạt giống bên trong cái gọi là "Hầm ngầm tận thế" lần đầu tiên được mở cửa và rút bỏ một số hạt giống do hậu quả của cuộc chiến tranh Syria.

Các nhà khoa học thuộc Trung tâm quốc tế nghiên cứu nông nghiệp tại Vùng Khô hạn (Dry Areas) đã phải chạy trốn khỏi căn cứ tại Aleppo, Syria tới Lebanon. Họ yêu cầu lấy lại rất nhiều hạt giống đã gửi trước đó để gieo trồng, tiếp tục những nghiên cứu quan trọng mà họ tiến hành trong nhiều thập kỷ qua.

Hầm chứa hạt giống chống tận thế dưới lớp băng Bắc Cực ảnh 7 

Chủng loại hạt giống gửi đến lưu trữ ở hầm ngầm rất đa dạng, chủ yếu là cây lương thực, chẳng hạn như: ngô, lúa mì, lúa mạch, xà lách, khoai tây.

Nếu một loài bị tuyệt chủng trong tự nhiên do hạn hán, chiến tranh, lũ lụt thì đặc điểm di truyền trong hạt giống sẽ trở nên rất quan trọng. Bởi vì chúng ta có thể khôi phục lại loài này, ví dụ điển hình là loài lúa bản địa ở Australia có khả năng chống chịu sâu bệnh.

Theo vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ