Hai Tổng Thống Mỹ lẩy Kiều ở Việt Nam

Cả hai Tổng thống Mỹ Bill Clinton và Obama đều đã lẩy Kiều bằng tiếng Anh trong chuyến thăm đầu tiên đến Việt Nam của mình.

Hai Tổng Thống Mỹ lẩy Kiều ở Việt Nam

Sự thân thiện ấy của hai vị Tổng thống cường quốc số 1 thế giới đã khiến biết bao người phải ngạc nhiên, ngưỡng mộ.

Hai Tổng Thống Mỹ lẩy Kiều ở Việt Nam ảnh 1

2 Tổng thống Mỹ lẩy Kiều

Vào tháng 11/2000, trong chuyến thăm đầu tiên đến Việt Nam với vai trò Tổng thống, tại bữa tiệc khoản đãi quốc khách ở Phủ Chủ tịch, Tổng thống Bill Clinton đã lẩy hai câu thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du: “Sen tàn cúc lại nở hoa/Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân.” để diễn tả về sự thay đổi của vạn vật qua bốn mùa rồi từ đó chuyển sang ý tưởng thời cuộc và quan hệ bang giao giữa hai nước.

Ông Clinton mượn hình ảnh "sen tàn" và "cúc nở hoa" để nói về hình ảnh băng giá của thời quá khứ đã bắt đầu tan và thay vào đó là những cơ hội trong tương lai của quan hệ Việt-Mỹ.

Còn tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội diễn ra sáng nay, 24/5, khi kết thúc bài phát biểu của mình về quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đã trích dẫn hai câu Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du.

Ông Obama đã khiến nhiều người ấn tượng bằng cách lẩy hai câu thơ Kiều trong truyện Kiều của Nguyễn Du: "Sau này khi người Mỹ - Việt Nam học cùng nhau, cùng phối hợp sáng tạo với nhau thì các bạn hãy nhớ khoảnh khắc tôi đứng ở đây trước các bạn như Nguyễn Du đã nói: Rằng trăm năm cũng từ đây. Của tin gọi một chút này làm ghi” để kết thúc bài phát biểu của mình.

Chỉ 2 ngày ở Việt Nam, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã khiến người Việt đi hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác.

Không chỉ hai Tổng thống Mỹ Bill Clinton và Barack Obama lẩy Kiều ở Việt Nam mà ngay cả Phó Tổng thống Mỹ Joe Bidden cũng đã từng trích dẫn những câu Kiều khi nâng ly chúc mừng quan hệ Việt - Mỹ cùng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Vào tháng 7/2015, khi tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở thủ đô Washington, Phó Tổng thống Joe Biden đã đọc hai câu Kiều rất rất ý nghĩa: “Trời còn để có hôm nay/Tan sương đầu ngỏ, vén mây giữa trời”.

Hai câu thơ được đọc để kết lại bài phát biểu dài khoảng 10 phút của ông Biden, trong tiệc trưa chào đón Tổng bí thư tại Bộ Ngoại Giao Mỹ. Bài diễn văn mừng 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ của ông Biden đề cập đến những bước tiến về việc khắc phục hậu quả chiến tranh, như việc tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích, xử lý bom mìn, xử lý đất nhiễm chất độc dioxin.

Truyện Kiều đi khắp thế giới

Cả Tổng thống Mỹ và Phó Tổng thống Mỹ đều yêu thích Truyện Kiều và đã lẩy Kiều chứng tỏ tầm ảnh hưởng và sức lan tỏa khá lớn của Truyện Kiều với các nhà lãnh đạo thế giới

Theo đánh giá của Hội đồng Liên minh Kỷ lục Thế giới, Truyện Kiều là một kiệt tác văn học đã chinh phục các thế hệ công chúng trong hơn 200 năm qua. Tác phẩm này cũng được chuyển ngữ sang hơn 20 ngôn ngữ khác nhau trên thế giới như tiếng Anh, Nga, Pháp… với trên 35 bản dịch.

Kỷ lục này được Hội đồng Liên minh Kỷ lục Thế giới xác lập vào đúng dịp kỷ niệm 250 năm ngày sinh của đại thi hào Nguyễn Du và lễ vinh danh Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du diễn ra trên toàn thế giới.

Theo giadinh.net.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.