Hải Dương 981 khoan phải... "núi lửa"

GD&TĐ -Trong khi các tin tức về một bộ phận người trẻ có nhiều lối sống, suy nghĩ tiêu cực khiến nhiều người lo lắng, thì bên cạnh đó, qua những biến cố hay sự kiện quan trọng diễn ra, giới trẻ lại chứng tỏ được bản thân mình và làm cho nhiều người yên tâm hơn về những con người sẽ làm chủ đất nước.

Hải Dương 981 khoan phải... "núi lửa"

Ngày 1/5, Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Nhân dân Việt Nam vô cùng bức xúc nhưng vẫn kiên nhẫn yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và các tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam.

Không chỉ có bạn trẻ trong nước mà các du học sinh nước ngoài cũng có nhiều cuộc biểu tình phản đối hành động gây hấn của Trung Quốc.

Nhiều bạn trẻ lan tỏa tình yêu nước bằng cách may áo đồng phục màu cờ đỏ sao vàng, hay những kiểu ảnh chụp với quốc kì được đăng tải trên các trang mạng.

Không những thế, hàng nghìn, hàng triệu học sinh, sinh viên xếp hình chữ S thân thương với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cờ bay phấp phới.

Rồi Hội Sinh viên, Đoàn Thanh niên tổ chức bàn về vấn đề Biển Đông có cả sự góp mặt của bạn bè quốc tế. Những cánh tay đặt lên ngực hát vang bài Quốc ca hùng tráng.

Lại có cơ hội được nghe kể, được lật giở từng trang sử để chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, điều đó không thể thay đổi.

Chung tay vì Biển đảo quê hương, bao món quà được góp lại từ đất liền gửi ra tới những chương trình Ngư dân bám biển, Chung tay vì biển đảo…

Đó không đơn thuần về mặt vật chất mà còn thể hiện tình yêu chiến sĩ, những người ngày đêm bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của dân tộc, tình yêu đất nước nồng nàn từ bao đời nay vẫn không hề thay đổi.

Trên các trang mạng xã hội, hình avatar được các bạn trẻ thay thế bởi các hình ảnh ngọn hải đăng, người chiến sĩ cảnh sát biển, cờ đỏ sao vàng…hay những khẩu hiệu: Khi Tổ quốc gọi, chúng tôi sẵn sàng…

Đồng thời, các sĩ tử lớp 12 vừa qua cũng có cơ hội thể hiện tình yêu nước và sự bức xúc, quan điểm của mình về vấn đề Biển Đông trong đề thi tốt nghiệp các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý.

Thực tế, Trung Quốc đã khoan phải núi lửa chứ không phải là một mỏ dầu. Núi lửa yêu nước này sẽ mãi luôn phun trào trước sự chứng kiến của cả thế giới.

Bên cạnh một số ít người trẻ còn thiếu trách nhiệm với gia đình, xã hội. Vẫn còn cả một lớp người tích cực, yêu nước, thi đua rèn luyện tốt, dạy tốt học tốt để luôn giữ vững trái tim nóng, cái đầu lạnh.

Khi có biến, thế hệ cha anh càng thêm tin tưởng, kì vọng nhiều hơn, yên tâm hơn vào thê hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước.

Sự kiện số phận Cầu Long Biên

Khi Bộ Giao thông vận tải đưa ra đề xuất xây mới Cầu Long Biên để bảo tồn xây dựng trong phát triển đô thị.

Không chỉ có những người đã từng chứng kiến những thăng trầm lịch sử của cây cầu này mà cả những người trẻ tuổi cũng xôn xao tranh luận, Những cuộc tọa đàm về vấn đề bảo tồn cầu Long Biên đã được diễn ra ở các trường như khoa kiến trúc công trình trường ĐH Phương Đông, các diễn đàn trên mạng cũng gây lên làn sóng mạnh mẽ…

Không chỉ có vậy, biết bao bạn trẻ đã lên cây cầu lịch sử này để chụp ảnh, để ngắm hoàng hôn và thậm chí là kí họa lại như một sự nuối tiếc, níu giữ những kỉ niệm đáng quý.

Biết bao người lại lật giở từng trang lịch sử để tìm hiểu về cầu long biên như một chứng nhân lịch sử.Bao bạn trẻ nắm tay nhau cùng nghe kể, và ôn lại những kỉ niệm, những câu chuyện của cha anh thời kỳ đánh giặc.

Rồi những câu chuyện của bà, của mẹ khi gồng gánh đi trên cầu để bán hàng, để trao đổi mua bán hàng hóa…

Và trước những làn sóng dư luận, những ý kiến trái chiều, cầu Long Biên vẫn còn đó với thời gian và sống mãi trong lòng người dân Việt Nam.

Cũng nhờ có sự việc này mà các bạn trẻ lại được một lần nữa được ôn lại quá khứ hào hùng của dân tộc và thể hiện tình yêu với một phần gắn kết lịch sử.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ