Hai căn bệnh diễn biến nhanh và nguy hiểm đe dọa quý ông: Cứ ngày Tết là tăng đột biến

Theo các bác sĩ khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai hầu như năm nào vào dịp Tết số bệnh nhân cấp cứu về tiêu hóa tăng đột biến, có ngày lên tới 15 bệnh nhân.

Hai căn bệnh diễn biến nhanh và nguy hiểm đe dọa quý ông: Cứ ngày Tết là tăng đột biến
Hai can benh dien bien nhanh va nguy hiem de doa quy ong: Cu ngay Tet la tang dot bien - Anh 1

Viêm tụy cấp

Theo TS Vũ Trường Khanh- khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai bệnh viêm tụy cấp ở nước ta chủ yếu do uống rượu và những ngày này bệnh nhân nhập viện do viêm tụy cấp tăng lên rất mạnh. Có bệnh nhân viêm tụy nhẹ chỉ điều trị ở khoa tiêu hóa nhưng có những bệnh nhân viêm tụy cấp biến chứng nặng có thể tử vong bất cứ lúc nào.

Anh Nguyễn Văn T. 52 tuổi, ở Sơn Động, Bắc Giang, đang điều trị tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai là một trong nhiều bệnh nhân viêm tụy cấp nặng biến chứng suy đa tạng do rượu. Theo lời kể của người nhà bệnh nhân, anh T rất hay uống rượu, 10 năm nay, mỗi ngày uống hết khoảng 500ml - 1 lít rượu.

Sau khi ăn đám cưới anh T xuất hiện đau bụng vùng thượng vị sau đó lan ra khắp bụng; đau bụng dữ dội không kèm theo nôn… Người nhà đã đưa bệnh nhân đi khám tại bệnh viện huyện và được các bác sĩ chẩn đoán viêm tụy cấp.

Hai can benh dien bien nhanh va nguy hiem de doa quy ong: Cu ngay Tet la tang dot bien - Anh 2

Hình ảnh viêm tụy cấp.

Điều trị tuyến dưới hai ngày tình trạng bệnh không đỡ nên được chuyển đến bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bắc Giang nhưng tình trạng của bệnh nhân nặng thêm và được chuyển đến Khoa hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai.

Bệnh nhân bị khó thở, suy đa tạng, suy hô hấp các bác sĩ phải tiến hành đặt ống nội khí quản và lọc máu liên tục.

Giáo sư Nguyễn Gia Bình – Khoa Cấp cứu Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai cho biết trong thể viêm tụy cấp nặng bệnh nhân biểu hiện băng bệnh cảnh suy nhiều cơ quan: sốc, suy hô hấp, suy thận… Nếu không được điều trị sớm, ở mức độ nặng, bệnh diễn biến phức tạp, nhiều biến chứng, tỷ lệ tử vong cao 20-50%, trong bệnh cảnh suy đa tạng, nhiễm trùng thứ phát.

Hiện nay có kỹ thuật lọc máu hiện đại nhưng chi phí vô cùng tốn kém. Ngày trước, với những người mắc bệnh viêm tụy cấp này tỷ lệ tử vong lên tới 50 % giờ giảm hơn nhưng nó cũng là căn bệnh diễn biến nhanh và nguy hiểm

Hai can benh dien bien nhanh va nguy hiem de doa quy ong: Cu ngay Tet la tang dot bien - Anh 3

Cấp cứu những bệnh nhân bị viêm tụy cấp luôn là ám ảnh của bác sĩ ngày Tết

Nếu điều trị thành công, bệnh nhân trở về cuộc sống thì ăn uống kém, đi ngoài phân sống (do tụy bị hoại tử nên ảnh hưởng đến tiêu hóa); một số lại mắc đái tháo đường do viêm tụy.

Triệu chứng để nhận biết sớm viêm tụy cấp là nôn, đau bụng . Lúc đầu nôn ra thức ǎn, sau không ǎn cũng nôn và nôn ra mật vàng đắng. Sau khi nôn xong triệu chứng đau không giảm. Bụng trướng do ứ hơi trong các quai ruột.

Chảy máu tiêu hóa

Những ngày này, khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai cũng phải trực chiến 24/24 sẵn sàng cấp cứu những trường hợp chảy máu tiêu hóa do uống rượu trong ngày Tết. Những bệnh nhân này đều có tiền sử xơ gan và họ vẫn uống rượu.

Ví dụ như trường hợp của bệnh nhân Nguyễn Văn C. quê ở Hà Nam. Ông C. bị xơ gan và đã chảy máu tiêu hóa một lần, nội soi cầm máu. Nhưng đến ngày 22 tháng chạp vừa qua do liên hoan tất niên ở xóm nên ông C đã uống rượu. Đến đêm đau bụng, nôn cả lít máu người nhà đưa đi cấp cứu sau 1 ngày nằm viện ông C tử vong vì xơ gan, chảy máu tiêu hóa lần 3.

Bệnh nhân khi bị xuất huyết tiêu hóa thường rất dễ nhận biết bởi các biểu hiện đặc trưng nôn ra máu tươi lẫn cục máu đông và thức ăn, đi ngoài phân đen, đau bụng quằn quại là những biểu hiện điển hình của xuất huyết tiêu hóa.

Tình trạng này kéo theo những dấu hiệu toàn thân của mất máu như da xanh xao, người yếu mệt, hoa mắt, chóng mặt; trường hợp mất máu mức độ nặng thường kèm theo triệu chứng sốc: da xanh tái, vã mồ hôi, mạch nhanh, huyết áp hạ, tiểu ít, khó thở, có thể co giật…

Tại bệnh viên Bạch Mai rất nhiều ca bệnh cấp cứu do chảy máu dạ dày sau khi ăn nhậu mà trước đó bệnh nhân không hề có bất kỳ biểu hiện gì của viêm loét dạ dày tá tràng mà nguyên nhân chảy máu dạ dày chủ yếu do lượng rượu nạp vào cơ thể quá nhiều.

Đặc biệt bác sĩ Khanh cho biết, những bệnh nhân chảy máu tiêu hóa vào bệnh viện chỉ 1 – 2 ngày sau sẽ kèm theo sảng rượu là do thời gian họ uống rượu, bia quá lâu và khi bị chảy máu tiêu hóa, vào viện cấp cứu 3 – 4 ngày không có rượu uống, họ rơi vào tình trạng phải ngừng uống rượu đột ngột nên dẫn đến tình trạng sảng rượu, hay còn gọi là hội chứng cai.

Các bác sĩ phải trói bệnh nhân lại để họ tránh đập phá, la hét và tiêm thuốc an thần.

Để phòng ngừa những bệnh này, TS Khanh cho biết tốt nhất không uống bia rượu, nếu uống thì uống có chừng mực. Những bệnh nhân có tiền sử bệnh gan, viêm da dày nên không uống để tránh bệnh.

Theo Phụ Nữ News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sinh viên Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội học thực hành. Ảnh: Website nhà trường

Các trường có 'nhờn luật'?

GD&TĐ - Thanh tra Bộ GD&ĐT đã có Kết luận về việc thực hiện quy định trong tự chủ mở ngành đào tạo các trình độ giáo dục đại học...