Hà Nội quyết tâm khắc phục tình trạng sĩ số lớp quá đông

GD&TĐ - Một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục Hà Nội trong năm học 2017 - 2018 là 1 rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa trao bằng khen cho các đơn vị, cá nhân có thành tích giáo dục xuất sắc trong năm học vừa qua. Ảnh: dantri.com.vn
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa trao bằng khen cho các đơn vị, cá nhân có thành tích giáo dục xuất sắc trong năm học vừa qua. Ảnh: dantri.com.vn

Tại “Hội nghị Tổng kết năm học 2016-2017, triển khai nhiệm vụ năm 2017-2018” tổ chức hôm nay 12/8 của Sở GD&ĐT Hà Nội, báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm học, ông Chử Xuân Dũng - Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội – cho biết: Năm học 2016 – 2017, quy mô giáo dục Hà Nội tiếp tục được ổn định và phát triển mạnh.

Mạng lưới trường, lớp được mở rộng, cơ sở vật chất được tăng cường đầu tư xây dựng, cơ bản từng bước được kiên cố hóa, chuẩn hóa và hiện đại, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân Thủ đô và yêu cầu đào tạo nhân lực trong thời kỳ mới.

Toàn ngành Giáo dục Hà Nội hiện có 2.669 trường học và các cơ sở giáo dục, 52.839 nhóm lớp, 1.814.651 học sinh, 104.605 giáo viên các cấp học (so với cùng kỳ năm trước tăng 42 trường, tăng 1.041 nhóm lớp, tăng 95.247 học sinh, tăng 7.204 giáo viên).

Năm học 2017 – 2018, giáo dục Thủ đô tiếp tục tiếp tục rà soát quy hoạch lại mạng lưới trường, lớp học gắn với các điều kiện đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông;

Đối với khu vực nội thị, quy hoạch trường, lớp theo hướng mở rộng ra khu vực ngoại thành để khắc phục tình trạng sĩ số lớp quá đông do thiếu quỹ đất.

Hà Nội cũng sẽ chú trọng tăng cường xã hội hóa để thành lập mới các trường tư thục chất lượng cao; phát triển trường, lớp mầm non ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đông dân cư. Phát triển số lượng trường học đạt chuẩn, phù hợp với quy hoạch để đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.

Đồng thời, tăng cường và nâng cao chất lượng công tác dự báo về phát triển trường lớp, đội ngũ phù hợp với điều kiện của từng vùng, miền trong toàn Thành phố.

Rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục Thủ đô là một trong 9 nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục Hà Nội năm học 2017 – 2018.

Cùng với nhiệm vụ này, giáo dục Hà Nội sẽ chú trọng: Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục;

Đổi mới chương trình giáo dục giáo dục mầm non, phổ thông; đẩy mạnh định hướng nghề nghiệp và phân luồng trong giáo dục phổ thông;

Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học; Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy, học và quản lý giáo dục’

Thực hiện kỷ cương hành chính và cải cách công vụ; Hội nhập quốc tế trong GD&ĐT; Tăng cường CSVC đảm bảo chất lượng các hoạt động GD&ĐT; Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Để thực hiện nhiệm vụ này, 5 nhóm giải pháp cơ bản được đặt ra, đó là: Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về GD&ĐT; Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý giáo dục; Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho GD&ĐT; Tăng cường công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục; Đẩy mạnh công tác truyền thông về GD&ĐT.

Năm học 2016 - 2017, giáo dục Thủ đô đã triển khai tốt các nhiệm vụ trọng tâm năm học và đã đạt được những kết quả toàn diện. Các đề án, kế hoạch, chương trình công tác được triển khai kịp thời. Các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục được đầu tư tốt hơn; có nhiều giải pháp ổn định công tác tuyển sinh vào các lớp đầu cấp; mạng lưới trường, lớp tiếp tục được mở rộng; cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng học tập được tăng cường đầu tư; cơ sở hạ tầng CNTT được nâng cao...

Với những thành tích xuất sắc trong năm học 2016 - 2017, ngành GD&ĐT đã vinh dự được UBND Thành phố Hà Nội tặng Cờ “Đơn vị xuất sắc phong trào thi đua” cho 44 tập thể; tặng danh hiệu “Tập thể xuất sắc” cho 375 tập thể và tặng Bằng khen cho 85 tập thể và 128 cá nhân.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: ITN

Cách cảm thụ một câu thơ hay

GD&TĐ - Nhà thơ sáng tạo nên câu thơ hay bằng cách nào? Người đọc cảm thụ câu thơ hay cần chú ý những phương diện sáng tạo nghệ thuật nào của nhà thơ?
Nhiều nhà tuyển dụng e ngại làm việc với “gen Z” vì sự khác biệt thế hệ.

'Gen Z' và 'mác' lười biếng

GD&TĐ - Trên một số diễn đàn, hội nhóm chia sẻ kinh nghiệm làm việc, nhiều nhà tuyển dụng, quản lý cho biết cảm thấy khá e ngại khi làm việc với thế hệ trẻ...