Hà Nội: Nguy cơ lây lan và bùng phát dịch sởi, sốt xuất huyết vẫn rất lớn

GD&TĐ - Theo ông Hoàng Đức Hạnh, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội, thời tiết mùa hè là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, muỗi truyền bệnh sinh sôi, phát triển nên nguy cơ lây lan, bùng phát dịch sởi, sốt xuất huyết là rất lớn.

Hà Nội: Nguy cơ lây lan và bùng phát dịch sởi, sốt xuất huyết vẫn rất lớn

Báo cáo của Sở Y tế Hà Nội ngày 16/7 cho thấy, các dịch bệnh trong tuần qua trên địa bàn thành phố vẫn xuất hiện nhiều ca mắc mới.

Trong đó, ghi nhận thêm 15 trường hợp mắc sởi, nâng tổng số ca mắc sởi của Hà Nội đến thời điểm này là 240 ca, cao gấp 4 lần năm 2017 (cả năm 2017 thành phố chỉ ghi nhận hơn 60 ca).

Hiện số ca mắc sởi trên địa bàn thành phố Hà Nội đang cao gấp 4 lần so với năm 2017. Ảnh minh họa

Hiện số ca mắc sởi trên địa bàn thành phố Hà Nội đang cao gấp 4 lần so với năm 2017. 

Đặc biệt, số mắc vẫn tập trung chủ yếu ở các quận nội thành như Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Đống Đa, Hà Đông, Hoàng Mai... Theo Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, đối tượng mắc sởi vừa qua chủ yếu là nhóm trẻ dưới 5 tuổi (nhóm dưới 1 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất), đa phần trẻ mắc không tiêm hoặc chưa được tiêm đầy đủ vắc xin phòng bệnh sởi.

Ngoài ra, trong tuần trên địa bàn Hà Nội cũng ghi nhận thêm 22 trường hợp mắc sốt xuất huyết, nâng tổng số mắc từ đầu năm 2018 lên 233 trường; ghi nhận thêm 20 trường hợp mắc tay chân miêng, nâng tổng số mắc năm 2018 lên 984 trường hợp; ghi nhận thêm 5 trường hợp mắc ho gà, nâng tổng số mắc năm 2018 lên 40 trường hợp...

Ông Hoàng Đức Hạnh cho biết, thời tiết mùa hè là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, muỗi truyền bệnh sinh sôi, phát triển, trong đó có virus gây bệnh sởi, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết… nên nguy cơ lây lan, bùng phát dịch sởi, sốt xuất huyết là rất lớn.

Chính vì thế, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã cần tiếp tục tăng cường triển khai các biện pháp vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy chủ động phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết; đồng thời tăng cường công tác tiêm chủng để chủ động phòng chống các dịch bệnh có vắc xin phòng như sởi, viêm não Nhật Bản, ho gà...

Theo Giadinhmoi.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô Nguyễn Thị Thanh Vân, Trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ (An Lão, Hải Phòng) trong giờ dạy Khoa học tự nhiên.

Tiến triển trong dạy học môn tích hợp

GD&TĐ - Sau 3 năm triển khai, nhiều nhà trường khẳng định việc dạy học môn tích hợp, đặc biệt môn Khoa học tự nhiên đã có những tiến triển tích cực.
Học sinh hào hứng dưới sự chỉ dẫn của nghệ nhân.

Truyền dạy văn hoá Hrê trong trường học

GD&TĐ - Tại huyện miền núi Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) nhiều lớp dạy cồng chiêng, múa hát dân ca,… được tổ chức để truyền dạy cho thế hệ con em người Hrê.