Hà Nội: Hàng loạt trạm trộn bê tông gây ô nhiễm

GD&TĐ - Theo phản ánh của người dân Bắc Từ Liêm - Hà Nội, nhiều năm nay hàng loạt các trạm trộn bê tông hoạt động không bảo đảm các vấn đề liên quan tới công tác bảo vệ môi trường.

Các trạm trộn bê tông tại phường Liên Mạc đã và đang gây bức xúc trong dư luận.
Các trạm trộn bê tông tại phường Liên Mạc đã và đang gây bức xúc trong dư luận.

Khói bụi, tiếng ồn trong hoạt động sản xuất lẫn vận chuyển của các trạm trộn bê tông đã gây ô nhiễm môi trường một cách nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân trong khu vực, đồng thời vi phạm luật đê điều khi xâm phạm hành lang thoát lũ vùng sông Hồng.

Theo người dân hàng loạt các trạm bê tông ở địa phương mỗi khi hoạt động là gây ra tiếng ồn lớn, khói bụi bay tán loạn vào cả nhà dân. Khi xe tải, xe bồn chở bê tông với trọng lượng hàng chục tấn chạy đi chạy lại tấp nập, khiến cho đoạn đường đê Liên Mạc bi quá tải.

Các trạm trộn bê tông này đã vi phạm hành lang đê điều, gây mất an toàn giao thông, hư hỏng các công trình đê điều, đường xá, ảnh hưởng tới an ninh trật tự trên địa bàn. Sự việc đã diễn ra nhiều năm nay nhưng không bị các ngành chức năng xử lý triệt để.

Một người dân giấu tên sống gần các trạm trộn bê tông, cho biết: Tuyến đê sông Hồng đang bị nhiều doanh nghiệp, cá nhân dùng làm nơi tập kết cát, sỏi và xây dựng trạm trộn bê tông. Hàng ngày, lưu lượng xe tải, xe trộn bê tông chạy qua rất nhiều, bụi bay mù mịt, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, xâm phạm hành lang thoát lũ.

Trước thực tế đang diễn ra, đa số người dân sống bên các trạm trộn đều rất bức xúc. Họ không hiểu tại sao nhiều năm nay hàng loạt các trạm trộn bê tông không phép mọc lên mà không thấy chính quyền xử lý? Hầu hết các hộ dân gần khu vực trạm trộn đều bị bụi phủ trắng, cây cối hoa màu cũng mang màu trắng của bụi.

Nhiều gia đình ở gần các trạm trộn đã nhiều năm phải đóng cửa im ỉm để ngăn bụi, ra đường đều phải chuẩn bị kính mắt, khẩu trang… vậy mà lượng người bị các bệnh về mắt, về đường hô hấp vẫn rất phổ biến.

Xả thải “bức tử” môi trường

Ghi nhận của phóng viên tại những trạm trộn bê tông hoạt động bên đê sông Hồng cho thấy, các trạm trộn này hoạt động suốt ngày đêm, các phế phẩm bê tông, nước thải đều được trạm xả trực tiếp ra môi trường.

Điều đáng nói, đằng sau những tấm biển ghi dòng chữ “Công trình phục vụ quốc phòng, an ninh – Cấm xâm phạm” là hàng loạt bến bãi tập kết vật liệu xây dựng và trạm trộn bê tông hoạt động công khai.

Được biết, các công ty ở đây đã mở bến bãi bốc xếp, tập kết vật liệu xây dựng từ nhiều năm nay. Mặc dù chưa hoàn thiện các thủ tục cho hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng các công ty này vẫn vận hành.

Cũng theo phản ánh của người dân, việc các trạm trộn bê tông khoan giếng ồ ạt để lấy nước phục vụ trạm trộn đã khiến nguồn nước ngầm khu vực xung quanh đang bị sụt giảm nghiêm trọng.

Được biết, mặc dù UBND TP Hà Nội, UBND quận Bắc Từ Liêm đã có thông báo về việc tạm dừng hoạt động trạm trộn bê tông xi măng trong mùa mưa lũ, cưỡng chế các trạm trộn bê tông hoạt động không phép, gây ô nhiễm môi trường. Nhưng đến nay, các trạm trộn bê tông này vẫn hoạt động.

Phạt xong lại cấp giấy phép?

Theo tìm hiểu của phóng viên, ngày 27/6/2018, UBND phường Liên Mạc đã tiến hành kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính một số doanh nghiệp về hành vi dựng trạm trộn bê tông không có giấy phép.

Ngày 3/7/2018, UBND phường Liên Mạc đã ban hành 2 Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm nêu trên. Thậm chí,Ngày 14/8/2018 UBND phường Liên Mạc đã tiến hành cưỡng chế với hình thức: Tháo toàn máy nén khí của các trạm trộn bê tông thương phẩm và cắt điện cấp cho các trạm trộn bê tông trên khuôn viên đất của một số doanh nghiệp vi phạm. Tuy nhiên, từ đó đến nay các trạm trộn bê tông vẫn tiếp tục hoạt động.

“Đúng là có việc ô nhiễm môi trường từ các trạm trộn bê tông trên địa bàn. Sau mỗi lần người dân phản ánh, kiến nghị thì chúng tôi đều cho kiểm tra. Hiện, cả 4 trạm bê tông đều đã được cấp phép, còn vì sao được cấp phép hoạt động ở bãi đê hành lang thoát lũ thì đó là việc thẩm định của cơ quan cấp phép”, ông Nguyễn Huy Tưởng, Chủ tịch UBND phường Liên Mạc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Khơi nước gần dập lửa xa

GD&TĐ - Iran đã bước vào giai đoạn xung khắc mang bản chất mới với Mỹ và Israel nên càng cần yên bình ở phía biên giới chung với Pakistan.
Minh họa/INT

Khai mở động lực tăng trưởng mới

GD&TĐ - Về tổng thể, kết thúc quý I/2024, kinh tế Việt Nam được đánh giá là có nhiều điểm sáng nhưng thực tế, các doanh nghiệp vẫn đang gặp khá nhiều khó khăn.