Đối với nhiều người trong chúng ta, điện thoại đã trở thành "vật bất ly thân" đến nỗi khi vào nhà vệ sinh cũng đem theo sử dụng. Với mật độ sử dụng thường xuyên, mọi lúc mọi nơi, đây vô tình là chỗ trú ngụ cho hàng trăm nghìn vi khuẩn mà bạn không hay biết.
Theo nghiên cứu mới đây, điện thoại di động là ổ vi khuẩn lớn nhất với lượng vi khuẩn nhiều gấp 20 lần so với bồn vệ sinh. Vi khuẩn trên bề mặt điện thoại di động chiếm 25.000 vi khuẩn/2.54 cm2, còn lượng vị khuẩn trên bồn toilet chỉ có 1.201 vi khuẩn/2.54 cm2 (theo báo cáo của Mashables - kênh thông tin NewYork dựa trên nghiên cứu của viện sử học vi sinh lâm sàng & kháng sinh tại Anh - Annals of Clinical Microbiology and Antimicrobials).
Cũng dễ hiểu vì điện thoại là vật có thể được truyền từ tay này qua tay khác, được đặt trên bề mặt này đến bề mặt khác. Nó chứa vô số vi khuẩn gây cảm cúm, đau mắt đỏ, ho… thậm chí là vi khuẩn E. coli và Staphylococcus aureus.
Tất nhiên những tên vi khuẩn này đều có kích thước siêu nhỏ và bạn chẳng bao giờ thấy được bằng mắt thường. Nhằm tìm hiểu "dung nhan" của chúng ra sao, trang Business Insider đã đem các mẫu vi khuẩn thu thập được từ 19 chiếc điện thoại khác nhau đến phòng sinh học tế bào thuộc trường Đại học Columbia để kiểm nghiệm.
Đầu tiên là lấy mẫu vi khuẩn từ 19 chiếc điện thoại khác nhau. Phía phòng nghiên cứu đã lấy vi khuẩn từ cả hai mặt trước - sau của điện thoại nên nâng tổng số mẫu vi khuẩn là 38 mẫu.
Để chuẩn bị môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, Phó giáo sư Susan Whittier đã dùng thạch aga và phủ thêm 5% máu cừu, vốn là "món khoái khẩu" để vi khuẩn phát triển. Sau đó cho các mẫu vi khuẩn lên rồi đem ủ ở nhiệt độ 37 độ C để xem chúng phản ứng ra sao sau 24 và 48 giờ.
Đây chính là "dung nhan" của những tên vi khuẩn đang "ăn ngủ" hàng ngày trên chiếc smartphone của bạn.
Rất nhiều loại vi khuẩn chia nhau "hoành hành" trên điện thoại của bạn.
Mẫu bên phải cho thấy điện thoại của người dùng này đã bị nhiễm vi khuẩn Staphylococcus aureus hay còn gọi là tụ cầu khuẩn. Trong đa số trường hợp, tụ cầu khuẩn không gây ra vấn đề gì hoặc chỉ gây nhiễm khuẩn nhẹ như nổi mụn hoặc bóng nước. Nhưng trong một số trường hợp, tụ cầu khuẩn có thể gây nhiễm khuẩn trầm trọng hơn.
Còn mẫu bên trái thì bị nhiễm khuẩn MRSA, và sẽ rất dễ gây nhiễm trùng nếu tiếp xúc vào vết thương của người dùng.
Cũng theo 19 người dùng tham gia thử nghiệm này, có đến 75% trong số đó thừa nhận đem điện thoại vào phòng tắm để sử dụng. Hai trong số 75% này dương tính với khuẩn Fecal xuất phát từ phân.
Trong 38 mẫu thử, có đến 34 mẫu bị nhiểm khuẩn.
17 trong số đó bị nhiễm khuẩn que.
4 mẫu bị nhiễm khuẩn E. coli và Klebsiella Pneumoniae.
Sau khi đọc xong bài này, bạn đã hiểu điện thoại chúng ta dùng hàng ngày chứa nhiều mầm mống gây bệnh đến thế nào. Vì vậy hãy chăm sóc và vệ sinh chúng nhiều hơn để tránh bị nhiễm bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân.
Bạn đọc có thể vào đây để biết thêm cách vệ sinh hiệu quả cho smartphone của mình.
(Tổng hợp)