Gợi ý giải đề thi CĐ môn Địa lý (khối C)

Gợi ý giải đề thi CĐ môn Địa lý (khối C)

(GD&TĐ)-Báo Giáo dục & Thời đại Online giới thiệu hướng dẫn giải đề thi CĐ môn Địa lý (khối C) do các thầy cô trung tâm hocmai.vn thực hiện. Đáp án này chỉ có tính chất tham khảo. Đáp án chính thức sẽ được Bộ GD&ĐT công bố sau mỗi đợt thi.

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

I

2,0

1

Nêu biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần tự nhiên ở nước ta. Cho biết nguyên nhân chủ yếu làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc Nam

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

·        Nền nhiệt độ trung bình trên toàn lãnh thổ cao (dẫn chứng).

·        Tổng lượng mưa trung bình năm lớn, độ ẩm cao (dẫn chứng).

·        Trong năm chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Châu Á (dẫn chứng).

Địa hình:

·        Biểu hiện rõ nét đó là quá trình xâm thực mạnh ở đồi núi và bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.

Sông ngòi

·        Đặc điểm nổi trội nhất của sông ngòi nước ta đó là: nhiều sông (mạng lưới sông ngòi dày đặc); sông nhiều nước, giàu phù sa và chế độ nước thì theo nhịp điệu của mùa.

Thổ nhưỡng

·        Quá trình feralit là quá trình hình thành đất diễn ra mạnh mẽ ở các khu vực miền đồi núi thấp.

Sinh vật

·        Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng là kiểu rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh quanh năm.

·        Trong giới sinh vật, thành phần các loài nhiệt đới chiếm ưu thế (sinh vật vô cùng đa dạng và phong).

Nguyên nhân dẫn tới sự phân hóa của thiên nhiên theo chiều Bắc – Nam

·        Chủ yếu là do sự thay đổi của khí hậu:

·        Nhiệt độ tăng từ Bắc vào Nam.

·        Sự chênh lệch về nền nhiệt và biên độ nhiệt.

·        Ranh giới của sự phân hóa Bắc – Nam đó là dãy núi Bạch Mã.

2

Chiến lược pháy triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta

·        Đẩy mạnh hoạt động dân số, chính sách kế hoạch hóa gia đình, giảm sinh, nâng cao chất lượng cuộc sống.

·        Thúc đẩy chính sách phân bố dân cư và lao động giữa các vùng.

·        Xây dựng qui hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.

·        Thúc đẩy xuất khẩu lao động.

·                 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kĩ thuật ở các vùng miền núi, trung du. Phát triển công nghiệp nông thôn.

Phải thực hiện chiến lược đó vì:

·        Dân số nước ta đông và tăng nhanh.

·        Tỷ lệ gia tăng dân số cao.

·        Dân số nước ta phân bố không đồng đều giữa các khu vực, giữa thành thị và nông thôn.

·        Nâng cao chất lượng sống người dân nhất là khu vực miền núi và trung du.

·        Thực hiện quá trình công nghiệp hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước.

II

3,0

1

Chứng minh nước ta có nhiều thuận lợi phát triển ngành du lịch

- Tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú gồm:

·        Tài nguyên du lịch tự nhiên (dẫn chứng)

·        Tài nguyên du lịch nhân văn (dẫn chứng)

- Dân số đông, thị trường tiêu thụ rộng lớn và con người mến khách

- Nhiều bản sắc văn hóa điển hình

- Hệ thống cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật đang được nâng cấp và phát triển phù hợp

- Tình hình kinh tế, xã hội, chính trị ổn định

- Chính sách, mức độ thu hút vốn đầu tư trong nước và ngoài nước tăng mạnh qua các năm

2

Trình bày thuận lợi về tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế ở Tây Nguyên. Nêu sự khác nhau về thế mạnh tự nhiên để phát triển cây công nghiệp của Tây Nguyên và Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Những điều kiện thuận lợi về tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế ở Tây Nguyên:

Vị trí địa lí và lãnh thổ: gồm 5 tỉnh (dẫn chứng), tiếp giáp các vùng, quốc gia (dẫn chứng).

·        Vị trí tạo điều kiện thuận lợi, giao lưu, trao đổi kinh tế - văn hóa với các vùng và với nước ngoài; là vùng có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh, quốc phòng và xây dựng bảo vệ tổ quốc, kinh tế đất nước.

Tài nguyên thiên nhiên:

·        Đất ba dan giàu dinh dưỡng với diện tích lớn nhất cả nước.

·        Khí hậu cận xích đạo, có sự phân hoá theo độ cao.

·        Diện tích rừng và độ che phủ rừng cao nhất cả nước.

·        Quặng bô xít trữ có lượng hàng tỉ tấn trên các sông Xê Xan, Xrêpốc và thượng nguồn sông Đồng Nai tương đối lớn.

·        Trữ năng thuỷ điện tương đối lớn.

>>> Đó là tiềm năng lớn cho việc hình thành một cơ cấu kinh tế đa dạng và độc đáo

Sự khác nhau về thế mạnh tự nhiên để phát triển cây công nghiệp của Tây Nguyên và Trung du và miền núi Bắc Bộ:

Tài nguyên đất: Diện đất tự nhiên TDMNBB rộng gấp 2 lần TN

·        TDMNBB: đất feralit vàng đỏ, mùn trên núi; phân bố trên địa hình chia cắt phức tạp.

·        TN: đất đỏ badan có chất lượng dinh dưỡng tốt hơn, tầng phong hóa dày, độ phì ca; phân bố trên địa hình bằng phẳng.

Tài nguyên nước:

·        TDMNBB: Có nhiều sông lớn (sông Hồng, sông Thái Bình,…), sông nhiều nước.

·        TN: Sông ngòi nhỏ và ít hơn.

Khí hậu:

·        TDMNBB: Khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt, ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa mùa đông nên thuận lợi phát triển cây công nghiệp như chè, hồi, quế,… và tạo sự đa dạng hóa trong trồng cây công nghiệp.

·        TN: Không có mùa đông lạnh, thuận lợi phát triển các cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su,…)

Địa hình:

·        TDMNBB: Địa hình cao, nhiều đồi núi, phức tạp là điều kiện phát triển đa dạng hóa các loại cây trồng hơn so với TN.

III

3,0

1

Vẽ biểu đồ:

- Xử lý số liệu ra phần trăm ta được bảng sau:

Loại đất

ĐBSH

TDMNBB

Cả nước

Đất nông nghiệp

7,7

15,4

100

Đất lâm nghiệp

0,9

37,6

100

Đất chuyên dùng và đất ở

16,7

18,8

100

Đất khác

3,8

41,4

100

Tổng

4,5

30,6

100

- Vẽ biểu đồ tròn cho từng vùng.

- Có chú giải cho từng loại đất.

- Có tên biểu đồ.

Lưu ý: Không thể hiện tổng các loại đất trên biểu đồ của mỗi vùng.

2

Sự khác nhau về cơ cấu sử dụng đất của hai vùng trên và cho biết vì sao có sự khác nhau đó:

ĐBSH có diện tích và tỉ trọng sử dụng đất thấp hơn TDMNBB, cụ thể:

·        Đất nông nghiệp (dẫn chứng)

·        Đất lâm nghiệp (dẫn chứng)

·        Đất chuyên dùng và đất ở (dẫn chứng)

·        Đất khác (dẫn chứng)

Nguyên nhân của sự khác nhau đó:

·        ĐBSH có diện tích đất thấp hơn so với TDMNBB (dẫn chứng)

·        Diện tích đất chuyên dùng và đất ở chiếm tỉ trọng cao ở ĐBSH

·        Các loại đất khác ở ĐBSH đang có xu hướng thu hẹp

·        TDMNBB là vùng miền núi, trung du, diện tích đất chủ yếu sử dụng trong lâm nghiệp. Ngoài ra diện tích đất khác (đồi núi, núi đá, đất hoang hóa,…) còn chiếm diện tích lớn.

PHẦN RIÊNG

VI.a

Tóm tắt những thay đổi và nêu nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của tài nguyên sinh vật nước ta. Nêu ý nghĩa của việc bảo vệ, phát triển vốn rừng.

2,0

Những thay đổi của tài nguyên sinh vật nước ta:

Sự suy thoái tài nguyên rừng:

·        Diện tích rừng giàu giảm mạnh (dẫn chứng)

·        Diện tích rừng nghèo tăng

·        Trữ lượng và chất lượng gỗ suy giảm nghiệm trọng

Sự suy giảm đa dạng sinh học:

·        Số lượng thành phần loài

·        Các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm.

·        Nguồn hải sản giảm sút rõ rệt, có nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng (cá mòi, cá cháy,…)

Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi tài nguyên sinh vật nước ta:

·        Khai thác tài nguyên sinh vật quá mức

·        Chưa có biện pháp ngăn chặn và bảo vệ triệt để

·        Ô nhiễm môi trường: nước, không khí, đất

·        Ý thức bảo vệ tài nguyên của người dân chưa cao

Ý nghĩa của việc bảo vệ, phát triển vốn rừng: về mặt kinh tế và sinh thái:

Kinh tế

·        Bảo vệ các hồ thuỷ điện, thuỷ lợi.

·        Tạo nguồn nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp chế biến.

·        Bảo vệ an toàn cho nhân dân cả ở vùng núi, trung du và vùng hạ du.

Sinh thái

·        Chống xói mòn đất.

·        Bảo vệ các loài động, thực vật quý hiếm.

·        Điều hoà dòng chảy sông ngòi, chống lũ lụt, lũ quét và khô hạn.

·        Đảm bảo cân bằng nước và cân bằng sinh thái lãnh thổ.

VI.b

Phân tích những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển ngành công nghiệp điện lực của nước ta. Cho biết những ưu điểm và hạn chế cửa các công trình thủy điện

2,0

Những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển ngành công nghiệp điện lực của nước ta:

Thuận lợi:

·        Có nhiều hệ thống sông lớn với trữ lượng nước dồi dào

·        Sông ngòi có địa hình dốc thuận lợi phát triển thủy điện

·        Nguồn nguyên và nhiên liệu đa dạng với trữ lượng lớn như than và dầu khí.

·        Tài nguyên khác: có nguồn nhiệt cao, bức xạ hằng năm lớn; bờ biển kéo dài,… là những điều kiện để phát triển các nguồn điện mới như năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió, thủy triều, địa nhiệt,…

·        Nguồn lao động dồi dào

·        Nhu cầu tiêu thụ lớn, đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế đất nước trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

·        Chính sách ưu tiên phát triển “đi trước một bước” của Nhà nước

Khó khăn:

·        Khí hậu thay đổi thất thường, nhiều thiên tai, bão lũ và hạn hán.

·        Nguồn nguyên nhiên liệu có hạn

·        Chất lượng nguồn lao động chưa cao

·        Đời sống người dân thấp

·        Hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật chưa đồng bộ và còn lạc hậu

Ưu điểm và hạn chế cửa các công trình thủy điện

Ưu điểm:

·        Nguồn thủy năng dồi dào và không mất chi phí

·        Công suất sản xuất điện năng lớn

·        Giá tiêu thụ điện năng thấp

Hạn chế:

·        Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên

·        Địa điểm xây dựng trên những địa hình cao, dốc

·        Thời gian xây dựng dài

·        Kinh phí đầu tư lớn

ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II + III + VI.a (hoặc VI.b) = 10,00 điểm

Giáo viên : Tổ Địa lí Hocmai.vn

TIN LIÊN QUAN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ