Xây dựng khung pháp lý đồng bộ cho công tác xã hội hóa giáo dục

GD&TĐ - Thực tế triển khai công tác xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn tỉnh Phú Thọ còn vướng mắc khi chưa có hệ thống cơ sở pháp lý đồng bộ.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Một số hoạt động xã hội hóa trong giáo dục trên địa bàn tỉnh đã thực hiện theo cơ chế cho thuê tài sản công để hình thành cơ sở giáo dục tư thục. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành xây dựng khung pháp lý đồng bộ cho công tác xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục.

Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT cho biết: Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 4/6/2919 về tăng cường các nguồn lực xã hội cho đầu tư cho giáo dục giai đoạn 2019 - 2025. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan chức năng từ Trung ương tới địa phương hoàn thiện các cơ chế, chính sách huy động sự tham gia đóng góp của xã hội để đầu tư cho giáo dục. Ngoài ra còn một số văn bản khác, cụ thể:

Nghị quyết số 90/1997/NQ-CP ngày 21/8/1997 của Chính phủ; Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ; Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn triển khai Nghị định số 69/2008/NĐ-CP; Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP và đặc biệt Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 4/6/2019 của Chính phủ về tăng cường các nguồn lực xã hội đầu tư cho giáo dục giai đoạn 2019 - 2025.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực tế, công tác xã hội hóa lĩnh vực giáo dục còn một số tồn tại. Để xây dựng khung pháp lý đồng bộ cho công tác xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục được đồng bộ và hiệu quả, Bộ GD&ĐT đã có Văn bản số 1663/BGDĐT- KHTC ngày 13/5/2020 gửi Bộ Tài chính. Báo cáo nêu những kết quả thực hiện các chính sách khuyến khích xã hội hóa của ngành GD-ĐT, tồn tại, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

Báo cáo cũng nêu đề xuất, kiến nghị với Bộ Tài chính trong việc tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách và quản lý Nhà nước về giáo dục: Về chính sách vĩ mô, chính sách đầu tư của Nhà nước, huy động vốn, thuế và tín dụng, chính sách đất đai, chính sách nhân lực, cải cách thủ tục hành chính, làm cơ sở để đề xuất Chính phủ ban hành sửa đổi, bổ sung một số điểm tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP, Luật Đất đai đồng bộ với các quy định hiện hành của chính sách pháp luật chuyên ngành, chính sách tín dụng đầu tư…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ