Chế độ trợ cấp ra khỏi vùng khó khăn

Chế độ trợ cấp ra khỏi vùng khó khăn

Vậy chúng tôi có được hưởng tiền trợ cấp ra khỏi vùng khó khăn không? 

– (toanlx***@gmail.com).

* Trả lời: Theo Điều 8 Nghị định số: 76/2019/NĐ-CP ngày 8/10/2019 của Chính phủ “Về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện KTXH – ĐBKK” quy định: Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này đang công tác và có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện KTXH – ĐBKK từ đủ 10 năm trở lên, khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện KTXH – ĐBKK hoặc khi nghỉ hưu (hoặc nơi công tác được cấp có thẩm quyền quyết định không còn là vùng có điều kiện KTXH – ĐBKK) thì được hưởng trợ cấp một lần tính theo thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện KTXH – ĐBKK do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý trả lương trước khi chuyển công tác hoặc khi nghỉ hưu (hoặc nơi công tác được cấp có thẩm quyền quyết định không còn là vùng có điều kiện KTXH – ĐBKK) chi trả.

Mức trợ cấp một lần được quy định như sau: Mỗi năm công tác ở vùng có điều kiện KTXH – ĐBKK được trợ cấp bằng 1/2 (một phần hai) mức lương tháng hiện hưởng (theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) tại thời điểm chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện KTXH – ĐBKK hoặc khi nghỉ hưu (hoặc nơi công tác được cấp có thẩm quyền quyết định không còn là vùng có điều kiện KTXH – ĐBKK).

Theo thư bạn viết, chúng tôi có thể hiểu, nơi bạn công tác được cấp có thẩm quyền quyết định không còn là vùng có điều kiện KTXH – ĐBKK. Do đó, nếu có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện KTXH – ĐBKK từ đủ 10 năm trở lên, thì bạn đủ điều kiện để được hưởng trợ cấp một lần theo quy định tại Điều 8 Nghị định số: 76/2019/NĐ-CP.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ