Góc nhìn mới về Chương trình giáo dục tiểu học

GD&TĐ - Tại Hội thảo về việc xây dựng chuẩn và quản lý hệ thống cơ sở vật chất (CSVC), thiết bị trường học theo chuẩn, đáp ứng yêu cầu của Chương trình GDPT mới do Viện Nghiên cứu Thiết kế trường học tổ chức mới đây, TS Lương Việt Thái - Viện Khoa học GD Việt Nam – đã trình bày một số vấn đề liên quan đến CSVC và thiết bị dạy học (TBDH) đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực trong chương trình GD tiểu học mới. Đây thực sự là thông tin bổ sung cần thiết cho bước chuẩn bị triển khai Chương trình GD tiểu học mới trong thời gian tới.  

HS Trường Tiểu học Thị trấn Na Hang (huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang) 	Ảnh: T.G
HS Trường Tiểu học Thị trấn Na Hang (huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang) Ảnh: T.G

Một số điểm mới

Điểm mới đầu tiên là đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS. Bên cạnh đó, trong chương trình có một số môn học mới: Ngoại ngữ và Tin học là các nội dung GD bắt buộc (thay vì tự chọn như chương trình hiện hành). Chương trình mới cũng đưa vào hoạt động trải nghiệm.

Chương trình GD tiểu học mới tăng cường dạy học tự chọn đáp ứng nhu cầu người học và nhu cầu, điều kiện thực tiễn ở địa phương, nhà trường. Tăng cường tự chọn trong các môn học, hoạt động GD bắt buộc; nội dung GD thể chất được thiết kế thành các chủ đề. HS được lựa chọn học phần, chủ đề phù hợp với nguyện vọng bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.

TS Lương Việt Thái

Về thời lượng dạy học, kế hoạch GD thiết kế cho dạy học 2 buổi/ngày, trong giai đoạn đầu có hướng dẫn thực hiện cho các trường chưa đủ điều kiện dạy học 2 buổi/ngày. Đặc biệt, Chương trình GD phổ thông mới là chương trình mở, theo đó, địa phương, nhà trường, GV có nhiều quyền và trách nhiệm hơn trong quá trình phát triển, triển khai chương trình cho phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tiễn.

Chương trình GD tiểu học mới xác định những năng lực cốt lõi cần hình thành, phát triển cho HS. Đó là những năng lực chung được tất cả các môn học và hoạt động GD góp phần hình thành, phát triển: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Cùng đó là những năng lực chuyên môn được hình thành và phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động GD nhất định: Ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mĩ, thể chất.

Cần sự đầu tư tương xứng

Để thực hiện mục tiêu phát triển nhóm năng lực tự chủ và tự học, TS Lương Việt Thái nêu rõ cần quan tâm tăng cường các nguồn tư liệu để HS có thể tiếp cận, đọc; HS có những cơ hội được lựa chọn, ra quyết định trong hoạt động học tập; nâng cao cảm giác, ý thức làm chủ ở trường, lớp của HS.

Một số định hướng/yêu cầu cụ thể được các chuyên gia đưa ra với CSVC, TBDH là: Thư viện phong phú, có nhiều đầu sách, báo phù hợp với từng đối tượng; có chỗ ngồi đọc. Tạo điều kiện cho HS tiếp cận, sử dụng các nguồn của thư viện một cách thuận lợi, phù hợp. Thư viện có máy tính, Internet, đầu CD, VCD…

Có CSVC, TBDH để thực hiện dạy học tự chọn, tạo điều kiện cho HS bộc lộ, thể hiện sự hứng thú, sở thích, khả năng của bản thân. Bên cạnh đó, sảnh, hành lang, trong lớp có những chỗ trưng bày sản phẩm của HS. Qua đó góp phần nâng cao cảm giác, ý thức làm chủ ở trường, lớp của HS.

Chuyên gia nhấn mạnh đến việc chú trọng tới các TBDH theo hướng để sử dụng tìm tòi, khám phá kiến thức; thực hành của HS; tăng tính phức hợp, gắn với thực tiễn.

Cùng một số vấn đề yêu cầu đối với CSVC, TBDH đáp ứng mục tiêu GD phát triển năng lực HS, các chuyên gia nhấn mạnh yếu tố quyết định để đạt được các mục tiêu này là cách thức khai thác, sử dụng của nhà trường và từng GV.

Cùng đó có CSVC, TBDH để thực hiện các hoạt động GD đáp ứng nhu cầu, năng lực của HS. CSVC hỗ trợ tăng cường gắn kết quả nhà trường – cộng đồng, góp phần tạo cơ hội cho tìm tòi khám phá, vận dụng kiến thức sáng tạo trong thực tiễn, như sử dụng CSVC, TBDH “mở rộng của nhà trường” là môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh; những CSVC của cộng đồng… Có các hoạt động tuyên truyền dưới nhiều hình thức để tăng cường sự hiểu biết, quan tâm của cộng đồng về mục tiêu và các hoạt động GD của nhà trường. Đồng thời nhà trường chia sẻ một số CSVC với cộng đồng, đóng góp tích cực cho các hoạt động của địa phương.

Theo TS Lương Việt Thái, ứng dụng CNTT và vấn đề phát triển các năng lực chung được định hướng cụ thể với việc xây dựng kế hoạch học tập; hỗ trợ tương tác; hỗ trợ xây dựng môi trường học tập – mô hình “cộng đồng tìm tòi khám phá”; hỗ trợ tiếp cận nguồn tài nguyên học tập đa dạng, phong phú một cách thuận lợi; khai thác, chia sẻ thông tin; Học mọi nơi, với cách thức phù hợp, phối hợp học ở trường và ngoài nhà trường; Hỗ trợ HS tự đánh giá, tự quản lý việc học tập.

Ngoài CSVC, TBDH mà HS sử dụng trực tiếp thì các điều kiện về CSVC, TB cho CBQL, GV sử dụng cũng gián tiếp góp phần phát triển các năng lực chung của HS. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hầm biogas nơi 3 người tại Đồng Nai gặp nạn.

Phòng tránh ngạt khí trong hầm biogas

GD&TĐ - Việc sử dụng hầm biogas tiềm ẩn không ít rủi ro nếu không tuân thủ đúng quy tắc an toàn khi vận hành. Thủ phạm gây ngộ độc khí gas là oxit carbon (CO).
Mẫu viên nang điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu: Xấu hổ, vông nem, hậu phác nam và cam thảo nam.

Viên nang dược liệu chữa mất ngủ

GD&TĐ - Các nhà khoa học Đại học Y Dược TPHCM đã nghiên cứu bào chế viên nang hỗ trợ điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu.
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.
Với tư cách ông bà, bạn có rất nhiều điều để cống hiến cho các thế hệ trẻ trong gia đình mình. (Ảnh: ITN)

Kỹ năng giúp ông bà gần gũi cháu

GD&TĐ - Hãy cùng khám phá những lợi ích của việc kết nối với thế hệ trẻ và cách xây dựng mối quan hệ lành mạnh, giàu cảm xúc với con cháu của bạn.