Gỡ khó để Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững

GD&TĐ - Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội thảo “Quản lý tài nguyên nước, lũ lụt, xâm nhập mặn, ứng phó với sụt lún, sạt lở ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, diễn ra ngày 18/6/2019.

Sạt lở đất đe dọa dân cư ven sông Cà Mau (Internet)
Sạt lở đất đe dọa dân cư ven sông Cà Mau (Internet)

Thông qua Hội thảo này, các chuyên gia, các nhà quản lý muốn đưa ra những giải pháp hữu hiệu, giúp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững, thích ứng với sự biến đổi của khí hậu.

Ban tổ chức cho biết đã nhận được 17 tham luận. Tuy nhiên, do thời lượng nên dự kiến chọn lựa một số vấn đề "nóng" tập trung cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long như: Tình hình sụt, lún đất và khai thác sử dụng nước dưới đất liên quan đến sụt, lún đất, các giải pháp ứng phó; Lũ lụt, xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông, bờ biển.

Kiểm tra công tác xâm nhập mặn sạt lở ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (Internet)
Kiểm tra công tác xâm nhập mặn sạt lở ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (Internet)

Bên cạnh đó, các chuyên gia sẽ đưa ra một số giải pháp như: Chủ động giảm thiểu rủi ro do thay đổi nguồn nước và suy giảm bùn cát dưới tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xây dựng các đập trên thượng lưu và sụt lún. Ứng phó với sạt lở trong điều kiện biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh An Giang. Quản lý tài nguyên ước, ứng phó với ngập lụt, xâm nhập mặn và sạt lở trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

Năm 2018, Chính phủ Việt Nam đã trích 1.500 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách 2018 và 1.000 tỷ đồng từ nguồn dự phòng trung hạn 2016-2020 để xử lý sạt lở bờ sông, biển ở Đồng bằng Sông Cửu Long.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo viên Trường THCS Thụy Liên (Thái Thụy, Thái Bình) trong giờ dạy môn Khoa học tự nhiên.

Giúp dạy học hiệu quả môn tích hợp

GD&TĐ - Sau 3 năm triển khai, các nhà trường đã rút ra những kinh nghiệm để triển khai dạy học hiệu quả môn tích hợp, nhất là môn Khoa học tự nhiên.
Minh họa/INT

Bóng ma hạt nhân ở Trung Đông

GD&TĐ - Tình hình Trung Đông đã đột ngột căng thẳng kể từ đêm 13/4 rạng sáng 14/4 khi Iran lần đầu tiên trong lịch sử thực hiện một cuộc không kích quy mô lớn.