Bồi dưỡng hứng thú học tập
Để tạo được sự hứng thú học tập cho học sinh, cô Vũ Thị Bích cho rằng, giáo viên bồi dưỡng phải tạo được sự thoải mái trong học tập, phải làm các em cảm nhận được vẻ đẹp và khả năng kỳ diệu của ngôn từ trong tất cả các giờ học, các môn học; kích thích vốn từ sẵn có của từng em.
Những bài về từ ngữ, ngữ pháp cần có phương pháp để không tạo cảm giác khô khan, chán học.
Một cách hữu hiệu là cho học sinh tiếp xúc càng nhiều càng tốt với những tác phẩm văn chương, những mẫu câu sử dụng cú pháp hay, mẫu mực.
Cùng với sự tiếp xúc về văn chương còn có thể kể cho học sinh nghe về cuộc đời riêng của các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng, xuất xứ của những câu chuyện hay, tác phẩm đặc sắc, tổ chức nói chuyện văn thơ, ngoại khoá Tiếng việt.
Làm giàu vốn sống
Hiện nay, các giáo viên khi dạy bài tập làm văn cho học sinh thường thiên về dạy kỹ thuật mà ít cung cấp những chất liệu cuộc sống để tạo nên “hồn” bài viết.
Khi học sinh khó khăn trước một bài văn, giáo viên thường cho rằng các em không nắm vững lý thuyết viết văn mà quên rằng nguyên nhân là bởi học sinh không tạo được mối quan hệ của mình với nội dung yêu cầu của đề bài. Nghĩa là thiếu nội dung, thiếu chi tiết, hướng quan sát nên không có gì để viết hoặc viết các ý không trình tự lôgic.
Nguyên nhân đó là việc thiếu hụt vốn sống, vốn hiểu biết của học sinh.
Trên cơ sở đó, cô Bích rút ra kinh nghiệm rằng: Để bồi dưỡng vốn sống cho học sinh cần phải cho các em quan sát, trải nghiệm những gì chuẩn bị viết.
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh quan sát con đường, giáo viên cần làm cho việc quan sát thực tế không ảnh hưởng đến óc tưởng tượng của các em, giúp các em loại bỏ những chi tiết rườm rà không cần thiết. Nhưng sự tưởng tượng dù có bay bổng đến mấy cũng phải bắt nguồn từ thực tế cuộc sống.
Người giáo viên phải đóng vai trò dẫn dắt, gợi mở tạo nguồn cảm hứng, khơi dậy suy nghĩ trong các em trong quá trình quan sát. Nên nhớ rằng, giáo viên cần tạo cho học sinh một tình cảm hứng thú, sự tò mò với vật quan sát nếu không sự quan sát sẽ không đạt được mục đích.
Bên cạnh đó, giáo viên cần xây dựng cho học sinh có hứng thú và thói quen đọc sách. Khi đọc sách, cảm hứng các em được khơi thông tạo nên sự rung động trong tình cảm, tâm hồn làm nảy nở những ước mơ đẹp. Từ đó, khơi dậy năng lực hành động, bồi dưỡng tâm hồn.
Tăng năng lực cảm thụ văn học
Bên cạnh việc bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng Tiếng Việt, cô Vũ Thị Bích đặc biệt lưu ý năng lực cảm thụ văn học, đồng thời cho rằng, đây là một quá trình lâu dài và công phu trong phân môn Tập đọc.
Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học, theo cô Bích, trước hết là bồi dưỡng vốn sống. Giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh tiếp xúc với nhiều tác phẩm, không nên cảm thụ hộ, biến học sinh thành người minh hoạ cho mình.
Giáo viên là người gợi mở, dẫn dắt cho sự tiếp xúc của học sinh với những tác phẩm hay. Hoạt động của giáo viên chỉ có tác dụng hỗ trợ cho cảm xúc thẩm mỹ nảy nở trong hoạt động.
Cần tôn trọng những suy nghĩ, cảm xúc thực, thơ ngây trong trẻo của học sinh và nâng chúng lên ở cấp độ cao hơn, đồng thời giáo viên phải trang bị cho các em một số kiến thức về văn học như hình ảnh, chi tiết kết cấu tác phẩm, các đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật, những biện pháp tu từ...
Một trong những biện pháp có hiệu quả nữa là giúp học sinh đọc diễn cảm có sáng tạo, nó giúp học sinh nâng cao khả năng cảm xúc thẩm mỹ và kích thích các em khám phá ra cái hay, cái đẹp của văn chương.
Khi cho học sinh tiếp xúc tác phẩm, giáo viên cần có hệ thống câu hỏi, bài tập liên tưởng. Đó là những câu hỏi về ý nghĩa tác phẩm giúp học sinh hiểu mục đích thông báo của văn bản, đánh giá nhân vật, thái độ, tình cảm tư tưởng của tác phẩm, giá trị nghệ thuật những từ ngữ hình ảnh gây nhiều ấn tượng.
Rèn kỹ năng làm văn
Cô Vũ Thị Bích cho rằng, Làm văn là nơi thử thách học sinh các kỹ năng Tiếng Việt, vốn sống, vốn văn học, năng lực cảm thụ văn học.
Học sinh phải thể hiện cảm xúc, suy nghĩ bằng ngôn ngữ nói và viết, từ đó rèn cách nghĩ, cách cảm nhận thật sáng tạo, luyện cách diễn tả chính xác, sinh động, hồn nhiên với những nét riêng độc đáo.
FFể luyện tập kỹ năng viết văn của học sinh, cô Bích cho rằng, trước hết cần có những đề bài tốt. Giáo viên cần biết lựa chọn đề, biết tự ra đề bài gần gũi thân thiết với cuộc sống hàng ngày của các em nhưng cũng tránh lặp lại gò bó, nhàm chán.
Bên cạnh đó, giáo viên cần rèn luyện cho học sinh kỹ năng tìm hiểu, phân tích đề, quan sát, tìm ý, kỹ năng diễn đạt, viết đoạn và hoàn thiện bài viết.
“Trong luyện làm văn, khâu đánh giá chữa lỗi rất quan trọng. Giáo viên chấm, chữa bài cho từng em thật kỹ để giúp các em thấy được những thiếu sót của mình, tự rút kinh nghiệm sửa chữa nên