Gieo hành động, gặt thói quen đánh răng ở trẻ

Gieo hành động, gặt thói quen đánh răng ở trẻ

Mặc dù cha mẹ có thể dễ dàng yêu cầu trẻ há miệng và buộc các con đánh răng, nhưng nghiên cứu cho thấy, có nhiều cách tốt hơn mà vẫn mang lại ảnh hưởng tích cực tới sức khỏe răng miệng của trẻ trong tương lai.

Dạy con một cách nhẹ nhàng

Cha mẹ được khuyến cáo chú trọng tới việc nuôi dạy con một cách nhẹ nhàng và luôn thể hiện sự tôn trọng đối với trẻ. Nghiên cứu chứng minh, những phụ huynh thường xuyên áp dụng biện pháp này có thể tránh phải đưa ra hình phạt với trẻ.

Thông thường, cha mẹ luôn nỗ lực giúp con họ có những thói quen phù hợp, hoặc những gì thường được gọi là “hành vi tốt”. Nhiều phụ huynh chia sẻ, họ mong trẻ thực hiện theo yêu cầu vì các con nhận thấy đó là điều nên làm, thay vì muốn nhận được một phần thưởng hoặc sợ chịu phạt.

Các nghiên cứu cho thấy, phương pháp giáo dục nhẹ nhàng có hiệu quả vì trẻ em sẽ tiếp tục có các kỹ năng xã hội vượt trội và ít gặp những vấn đề về hành vi hơn. Hiệu quả này được cho là tiếp tục song hành với trẻ đến khi các em trưởng thành.

Bà Rebecca English - giảng viên Khoa Giáo dục, Đại học Công nghệ Queensland (Australia), chia sẻ: “Trái với suy nghĩ của nhiều người, phong cách nuôi dạy con này không tránh khỏi những hậu quả nghiêm trọng. Thay vào đó, hậu quả được phép diễn ra một cách tự nhiên từ hành vi. Tuy nhiên, trong trường hợp vệ sinh răng miệng, hậu quả tự nhiên của việc không đánh răng chính là sâu răng. Vậy, bạn có thể làm gì?”

Khuyến khích trẻ từ khi nào?

Theo bà English, một trong những cách để đảm bảo trẻ đánh răng, mà cha mẹ không cần dùng đến phần thưởng hay đe doạ hình phạt, là yêu cầu con bắt đầu hành động này từ sớm. 

Các nha sĩ khuyên, phụ huynh nên đánh răng cho bé ngay khi răng đầu tiên của trẻ xuất hiện. Ngoài ra, cha mẹ có thể lau nướu khi bé còn là trẻ sơ sinh, giúp con có thói quen vệ sinh răng miệng từ sớm.

“Bằng cách bắt đầu chăm sóc răng miệng sớm cho các con, cha mẹ sẽ hình thành nên một thói quen không thể thiếu ở trẻ. Nhờ đó, phụ huynh sẽ gặp ít khó khăn hơn về sau”, bà English cho biết.

Thói quen được cho là rất cần thiết trong cuộc sống của trẻ. Các nghiên cứu cho thấy, thói quen có thể mang lại tác động tích cực đến hành vi của trẻ vì được lặp đi lặp lại nhiều lần.

Các gia đình giáo dục trẻ bằng những hành vi yêu thương và kiên quyết được cho là có nhiều khả năng cao có con thường xuyên đánh răng. Các nghiên cứu gợi ý, phụ huynh có thể áp dụng phương pháp này thông qua trò chơi, tạo ra một môi trường vui vẻ xung quanh việc đánh răng, khiến trẻ hứng thú và có thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên.

Tuy nhiên, vấn đề phổ biến khiến trẻ không muốn vệ sinh miệng chính là kem đánh răng. Trẻ em được ghi nhận không thích mùi vị, hoặc loại kem đánh răng đó khiến các bé cảm thấy hài hước.

“Nếu con bạn không cảm thấy hài lòng với kem đánh răng, các nha sĩ khuyên cha mẹ nên cho trẻ có lựa chọn khác”, giảng viên English chia sẻ.

Có rất nhiều hương vị kem đánh răng khác trên thị trường ngoài bạc hà. Trong số này, trẻ em có thể thích sử dụng một hương vị nào đó và cảm thấy ít khó khăn hơn với việc đánh răng. Tuy nhiên, chỉ thay đổi kem đánh răng có thể là không đủ. 

Các nghiên cứu cho thấy, việc trẻ em từ chối đánh răng có thể tạo ra những xung đột lớn trong gia đình. Thậm chí, không ít phụ huynh chia sẻ, việc đánh răng chính là nguyên nhân chính trong các cuộc cãi vã gia đình.

“Cách quản lý hành vi hiệu quả sẽ giúp trẻ em không bị sâu răng và có răng miệng khỏe mạnh”, nữ giảng viên nhấn mạnh.

Biện pháp thiết thực

Khi trẻ từ chối đánh răng, cha mẹ có thể sử dụng các phương pháp tôn trọng để khuyến khích các con phát triển thói quen vệ sinh răng miệng cẩn thận. Các nha sĩ báo cáo, những tương tác tích cực giữa cha mẹ và con cũng như việc áp dụng hình thức kỷ luật tích cực có thể dẫn đến hành vi đánh răng cẩn thận ở trẻ.

“Cha mẹ có thể bật một bài hát đặc biệt mỗi khi trẻ đồng ý đánh răng. Hoặc, một biện pháp khác là đọc những câu chuyện về đánh răng để trẻ hiểu tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng cẩn thận”, bà English nói.

Một số gợi ý cho rằng, trẻ nên được đánh răng cho cha mẹ. Sau đó, phụ huynh cũng có thể thực hiện tương tự với các con. Cách tiếp cận này mang lại cho trẻ sức mạnh và cho phép chúng khám phá cảm giác khi được đánh răng cho mọi người.

“Khiến việc đánh răng trở thành một trò chơi thú vị chính là chiến lược khác. Có lẽ bạn và con bạn có thể tạo ra một cuộc thi, để xem ai có thể súc miệng nhiều nhất hoặc liệu ai có thể đếm hết răng của mình trước. Một lựa chọn khá hay khác là để trẻ bắt đầu bằng cách đánh răng cho các đồ chơi của chúng”, bà English gợi ý.

Cũng theo nữ giảng viên này, điều quan trọng là cha mẹ để trẻ học cách đánh răng một cách bình tĩnh và nhẹ nhàng, thay vì thực hiện chỉ vì bị đe dọa hoặc muốn nhận phần thưởng. 

Nhiều trẻ mắc chứng “sợ nha sĩ” do từng có kỷ niệm tiêu cực khi bị sâu răng sớm. Nỗi ám ảnh này được cho là sự ngăn cản khi những người có vấn đề về răng không dám tìm tới sự giúp đỡ của nha sĩ.

“Những phương pháp này có thể giúp trẻ em chăm chỉ đánh răng và tích cực vệ sinh răng miệng. Cách tiếp cận này đương nhiên sẽ mất nhiều thời gian hơn so với việc cha mẹ ép trẻ há miệng và đánh răng. Song, giá trị bạn nhận được là trẻ sẽ tập thói quen vệ sinh răng miệng. Nhờ đó, phụ huynh có thể chấm dứt các cuộc tranh cãi trong việc dạy trẻ đánh răng” - Giảng viên Rebecca English.

Theo The Conversatio

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.