Thời gian bảo lưu là bao nhiêu và cách tính chế độ bảo lưu là như thế nào? – Nguyễn Thanh Phương (thanhphuonggv@gmail.com).
* Trả lời:
Ngày 5/8/2011, Thủ tướng Chính phú ký Quyết định số: 42/2011/QĐ-TTg về việc Bảo lưu chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo được điều động làm công tác quản lý giáo dục. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2011.
Theo tại Điều 1 của Quyết định quy định về phạm vi và đối tượng áp dụng như sau: Bảo lưu chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập có quyết định điều động, biệt phái, luân chuyển có hiệu lực trong thời gian từ ngày 1/ 9/2010 đến ngày 31/5/2015 về công tác tại các Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà không giữ chức vụ lãnh đạo và không được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, nhằm hỗ trợ nhà giáo khắc phục khó khăn trong thời gian đầu thực hiện quyết định điều động.
Như vậy căn cứ quy định trên và theo thư bạn viết, trường hợp của bạn được bảo lưu chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục phổ thông công lập.
Thời gian được hưởng bảo lưu chế độ phụ cấp ưu đãi quy định tại Quyết định này là thời gian thực tế nhà giáo làm việc tại Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tối đa là 36 tháng (theo Điều 3 của Quyết định).
Phụ cấp bảo lưu của 1 tháng được tính như sau:
Phụ cấp ưu đãi được bảo lưu của 01 tháng = [Hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x mức lương tối thiểu chung x mức phụ cấp ưu đãi được bảo lưu.