Xây dựng mô hình “Công dân học tập” đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0

GD&TĐ - Đó là mục tiêu của Hội nghị triển khai kế hoạch thí điểm mô hình “Công dân học tập” tỉnh Phú Thọ do Hội Khuyến học phối hợp với Sở GD&ĐT tổ chức sáng ngày 9/5. Dự hội nghị có đại diện các sở, ban, ngành, trường ĐH, CĐ, các phòng GD&ĐT, Hội Khuyến học các huyện, thành, thị…

Quang cảnh hội nghị
Quang cảnh hội nghị

Việc triển khai thí điểm xây dựng mô hình “Công dân học tập” trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được thực hiện tháng 5 đến tháng 12/2018. Trong đó, Hội Khuyến học Phú Thọ lựa chọn thành phố Việt Trì và Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh là 2 đơn vị thí điểm, mỗi đơn vị chọn 2 điểm để tập trung chỉ đạo và rút kinh nghiệm. Đối với các huyện, thị và Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh, mỗi đơn vị chọn ít nhất 2 cơ quan, đơn vị để thí điểm thực hiện.

Đối với Ban Khuyến học trong các trường đại học, cao đẳng, lực lượng vũ trang của tỉnh, các đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thí điểm xây dựng mô hình tại cơ quan, đơn vị mình. Sau khi hoàn thành thí điểm, các đơn vị báo cáo kết quả với Hội Khuyến học tỉnh để tập hợp báo cáo trình UBND tỉnh.

Tại hội nghị, các đại biểu cho rằng việc triển khai thí điểm mô hình “Công dân học tập” trên địa bàn tỉnh sẽ tạo tiền đề, cơ sở để tiếp tục triển khai có hiệu quả các mô hình học tập trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị, góp phần xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời; đồng thời xây dựng mẫu hình công dân có đủ phẩm chất, năng lực, phù hợp với yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Theo dự thảo Bộ tiêu chí xây dựng mô hình “Công dân học tập” tỉnh Phú Thọ, “Công dân học tập” phải có ý thức học tập thường xuyên, có năng lực tự học và các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ học tập; yêu thương, chăm sóc người thân trong gia đình, dòng họ, cộng đồng; có lối sống lành mạnh, tuân thủ pháp luật; là người lao động có nghề, lao động có năng suất, có hiệu quả; biết sử dụng ngoại ngữ, công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu cầu việc; có năng lực lao động sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề trong sản xuất; có tinh thần hợp hợp tác, đoàn kết, chia sẻ với đồng nghiệp và người dân; tôn trọng và thực hiện bình đẳng giới; tôn trọng đa dạng văn hóa, có tinh thần hội nhập và cách ứng xử văn hóa phù hợp; có ý thức bảo vệ môi trường…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

“Tiết 0” môn Ngữ văn tại Trường THCS Trưng Vương, quận Hoàn Kiếm. Ảnh: NTCC

Nhiều mô hình hay hỗ trợ học sinh

GD&TĐ - Mô hình “tiết 0” hay “trường giúp trường” đã và đang phát huy hiệu quả, tạo hiệu ứng tích cực trong việc hỗ trợ HS lớp 9 ở Hà Nội ôn thi vào lớp 10.