Xã hội hóa để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực

GD&TĐ - Việt Nam đã tham gia hội nhập quốc tế nên chịu sức ép cạnh tranh với nguồn nhân lực nước ngoài. Việc khuyến khích thu hút nguồn lực từ doanh nghiệp, cá nhân và xã hội chung tay với ngành giáo dục trong nâng cao chất lượng đào tạo là giải pháp cần thiết. Sự tham gia của các doanh nghiệp vào lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam trong thời gian qua đã mang lại những tín hiệu khả quan.

Tiết học trên lớp chương trình tiếng Anh “I –Learn Smart Start”
Tiết học trên lớp chương trình tiếng Anh “I –Learn Smart Start”

Nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập

Được đánh giá là quốc gia có tháp dân số trẻ và đông dân thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đang có một nguồn lao động rất dồi dào, tuy nhiên trong số đó đa phần là lao động trình độ thấp.

Nguồn nhân lực có sự thiếu hụt trầm trọng lao động có trình độ tay nghề cao và công nhân kỹ thuật lành nghề khiến cho chỉ số cạnh tranh nguồn nhân lực Việt Nam theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới vào năm 2014 chỉ đạt 3,39/10 điểm và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam xếp thứ 73/133 nước được xếp hạng. Năm 2015, năng suất lao động (NSLĐ) Việt Nam thấp hơn NSLĐ của Singapore gần 17 lần, thấp hơn NSLĐ của Nhật Bản 11 lần, thấp hơn NSLĐ của Hàn Quốc 10 lần, bằng 1/5 NSLĐ của Malaysia và 2/5 NSLĐ của Thái Lan.

Trong khi đó, các nền kinh tế kém phát triển hơn lại có tốc độ tăng NSLĐ cao hơn so với Việt Nam như NSLĐ của Lào từ bằng 0,93 lần của Việt Nam năm 2008, tuy nhiên đã đuổi kịp Việt Nam vào năm 2015; năm 2008, NSLĐ của Myamar bằng 0,51 lần NSLĐ của Việt Nam, tăng lên bằng 0,55 lần năm 2015.

Để nhân lực cạnh tranh được với lao động nước ngoài, tham gia thị trường lao động khu vực và quốc tế, nền giáo dục của Việt Nam buộc phải thay đổi để bắt kịp với nhu cầu của thế giới. Trong những năm gần đây, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có mức chi tiêu cho giáo dục vào loại cao trên thế giới.

Nhìn từ phía Nhà nước, trong tổng chi phí, phần chi ngân sách nhà nước cho giáo dục tăng từ 4,2% năm 2000 (chiếm 16,9% tổng chi ngân sách nhà nước) lên 5,6% GDP năm 2006 (chiếm 18,6% tổng chi ngân sách nhà nước), năm 2007 giữ nguyên ở mức 5,6% và giai đoạn 2009-2014 giữ ở mức 5,5% GDP hàng năm, chiếm 20% tổng chi ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển, chỉ riêng nguồn kinh phí Nhà nước chưa thể đáp ứng mục tiêu để mọi học sinh đều được học tập trong môi trường tốt, có đủ tiện nghi còn vấp phải nhiều khó khăn, thử thách, nhất là với học sinh ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Chỉ tính riêng việc dạy và học tiếng Anh - Ngôn ngữ hội nhập mà hiện nay nhân lực Việt Nam còn rất hạn chế - điều kiện học tập của vùng nông thôn, miền núi rất khó khăn. Ở nhiều trường, các thiết bị tối thiểu cho việc học tiếng như đài, băng, đĩa CD, các thiết bị nghe nhìn khác còn chưa đủ hoặc cũ, hỏng, không đảm bảo chất lượng, chưa được mua sắm, bổ sung kịp thời.

Nhiều trường chưa có phòng học ngoại ngữ riêng; các thiết bị hiện đại như máy chiếu đa năng, máy chiếu vật thể… còn ít. Con số 68,38% học sinh đạt điểm dưới trung bình môn Tiếng Anh kỳ thi THPT quốc gia 2017 là một con số biết nói!

Các chuyên gia Bộ GD&ĐT, Ban Đề án Ngoại ngữ Quốc gia, các Sở GD&ĐT và trường ĐH trên cả nước góp ý kiến cho bộ sách i-Learn Smart World của Tập đoàn Giáo dục Đại Trường Phát

Các chuyên gia Bộ GD&ĐT, Ban Đề án Ngoại ngữ Quốc gia, các Sở GD&ĐT và trường ĐH trên cả nước góp ý kiến cho bộ sách i-Learn Smart World của Tập đoàn Giáo dục Đại Trường Phát

Chung sức cùng giáo dục, doanh nghiệp khẳng định tầm vóc và giá trị

Trong tình hình ngân sách hạn chế, giáo dục khu vực công còn khó khăn, Chính phủ đã ban hành các chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Vì thế, những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp đã quan tâm cùng chung sức hỗ trợ, đầu tư cho sự nghiệp trồng người. Sự tham gia của các doanh nghiệp vào lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam trong thời gian qua đã mang lại những tín hiệu khả quan.

Với những lợi thế hơn hẳn về tiềm lực và kinh nghiệm thị trường, các doanh nghiệp đã mở ra xu hướng mới, đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, đặc biệt là nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu hội nhập ở khu vực và quốc tế.

Đáng chú ý là những doanh nghiệp sở hữu những mô hình đào tạo thông minh như Tập đoàn FPT; Vinschool do Tập đoàn Vingroup thành lập; TH School; APAX Holdings (IBC - UPCoM) của Tập đoàn TH... Bên cạnh những mô hình từ những Tập đoàn đa ngành, các giải pháp giảng dạy và học tập ngoại ngữ, giáo trình tiếng Anh, sách ngoại văn, giải pháp thiết bị giáo dục và đào tạo trực tuyến của Tập đoàn Giáo dục Đại Trường Phát trong thời gian gần đây cũng đã nhận được nhiều đánh giá tốt, đóng góp tích cực và hiệu quả vào tiến trình đổi mới giáo dục.

Tập trung cho các giải pháp dạy và học tiếng Anh, với 15 năm sát cánh cùng các đối tác chiến lược, là các nhà xuất bản, tập đoàn giáo dục, tập đoàn công nghệ nổi tiếng trên thế giới, Đại Trường Phát đã và đang đồng hành cùng Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT của hơn 54 tỉnh/thành phố trong cả nước triển khai các giải pháp giảng dạy, giáo trình tiếng Anh cho các lớp học Việt Nam ở nhiều cấp độ khác nhau.

Doanh nghiệp cũng đã không ngừng nâng tầm mục tiêu đầu tư giáo dục thông qua việc mở rộng quy mô, cải tiến hình thức, tăng quỹ đầu tư, đa dạng hoạt động hỗ trợ, phát triển mạng lưới đội ngũ, lan tỏa đến vùng cao - vùng sâu - vùng xa, mang phúc lợi nhiều hơn cho người học và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, trong đó đáng chú ý là kỹ năng tiếng Anh.

Theo đại diện Tập đoàn Giáo dục Đại Trường Phát, xã hội hóa giáo dục là một chủ trương đúng đắn của Chính phủ trong thời gian qua và đó cũng chính là tâm huyết của Tập đoàn với rất nhiều chương trình đã được triển khai thực tế trên toàn quốc. Việc tạo hành lang pháp lý thông thoáng sẽ hỗ trợ nhiều cho các doanh nghiệp trong việc triển khai các dự án đầu tư trong lĩnh vực đào tạo, qua đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm phục vụ cho các mục tiêu của xã hội; đem lại sự đa dạng lợi ích cho người tiêu dùng sản phẩm giáo dục, mà cụ thể là học sinh - sinh viên.

“Dù còn không ít khó khăn nhưng doanh nghiệp vẫn kiên định với mục tiêu đồng hành cùng giáo dục. Chúng tôi xác định phát triển kinh doanh gắn liền với đầu tư giáo dục là con đường đầy thách thức và dài lâu. Nhưng đó là sự đóng góp thiết thực cho cộng đồng và xã hội, đồng thời mang đến tầm vóc và giá trị cho mỗi doanh nghiệp” Ông Lê Hoàng Nam - GĐ Marketing Tập đoàn Đại Trường Phát.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ