Vận động cán bộ nhà giáo tham gia tổ chức công đoàn

Công đoàn Giáo dục Việt Nam phối hợp với Bộ GD&ĐT và Đài truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình Tết Sum vầy cho giáo viên vùng khó khăn
Công đoàn Giáo dục Việt Nam phối hợp với Bộ GD&ĐT và Đài truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình Tết Sum vầy cho giáo viên vùng khó khăn

5 năm phát triển mới 5.291 đoàn viên

Theo báo cáo quả thực hiện Chương trình 5 về “Phát triển đoàn viên và xây dựng tổ chức công đoàn giáo dục các cấp” của Ban Thường vụ Công đoàn Giáo dục (CĐGD) Việt Nam, Ban chỉ đạo công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở (CĐCS) của CĐGD Việt Nam đã xây dựng, triển khai kế hoạch gửi đến các đơn vị trực thuộc, chỉ đạo các cấp công đoàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người lao động tham gia tổ chức Công đoàn và với nhiều hình thức đa dạng, phong phú thu hút nhiều CBNGNLĐ tham gia.

Số đoàn viên cuối nhiệm kỳ so với đầu nhiệm kỳ (12/2012- 12/2017) tăng 1.312 người. Số đoàn viên phát triển mới trong 5 năm là 5.291 đoàn viên, đạt 105,91% chỉ tiêu. Đồng thời, tăng thêm 3 CĐCS so với đầu nhiệm kỳ. Tỷ lệ CĐCS đạt vững mạnh hàng năm trung bình đạt trên 87%. Về tham gia xây dựng tổ chức Đảng, trong 5 năm qua, toàn ngành đã giới thiệu trên 40 ngàn đoàn viên công đoàn ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp, kết nạp được trên 15 ngàn đảng viên.

Tuy nhiên, theo báo cáo của CĐGD Việt Nam, công tác khảo sát, dự báo tình hình phát triển đoàn viên và thành lập CĐCS ở một số đơn vị còn hạn chế, dẫn đến khó hoàn thành một số chỉ tiêu.

Chất lượng hoạt động ở một số CĐCS còn hạn chế, mang tính hình thức, chưa tổ chức được những hoạt động thiết thực đối với đoàn viên và người lao động, chưa quan tâm đúng mức đến công tác phát triển đoàn viên và xây dựng CĐCS vững mạnh; đánh giá, phân loại CĐCS đôi khi còn mang tính hình thức.

Công tác thông tin, báo cáo ở một số đơn vị còn chậm, số liệu không đầy đủ; việc triển khai ứng dụng phần mềm Quản lý đoàn viên trực tuyến của CĐGD Việt Nam ở một số đơn vị còn chậm, có đơn vị chưa triển khai... ảnh hưởng không nhỏ tới công tác quản lý, theo dõi và chỉ đạo của Công đoàn ngành.

Thực tế, cán bộ CĐCS hầu hết là kiêm nhiệm, ít có thời gian dành cho công tác công đoàn; cán bộ công đoàn cơ sở làm việc theo nhiệm kỳ, thay đổi nhiều, số cán bộ mới ít kinh nghiệm trong công tác phát triển đoàn viên. Bên cạnh đó một số cán bộ CĐCS chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác phát triển đoàn viên và xây dựng CĐCS vững mạnh.

Xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh là nhiệm vụ quan trọng

Dự báo trong nhiệm kỳ tới, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, tình hình kinh tế - xã hội sẽ gặp không ít khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm, thu nhập, đời sống của người lao động. Cùng với ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP) sớm được thông qua, quan hệ lao động có xu hướng diễn biến phức tạp.

Đẩy mạnh đổi mới GD&ĐT đang tạo cơ hội cho phụ huynh và học sinh nhiều lựa chọn, do vậy những cơ sở giáo dục chất lượng kém sẽ không đủ năng lực cạnh tranh, dẫn đến phải thu hẹp, sáp nhập, giải thể; tiếp tục thực hiện tinh giảm biên chế theo Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị.... đang là những khó khăn, thách thức ảnh hưởng trực tiếp đến công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở và nâng cao chất lượng hoạt động của công đoàn cơ sở.

Để tiếp tục thực hiện công tác phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh trong thời gian tới, Công đoàn Giáo dục các cấp cần xác định phát triển đoàn viên và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, do vậy các cấp công đoàn cần nâng cao năng lực, kỹ năng hoạt động cho cán bộ công đoàn các cấp;

Thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động, tuyên truyền để cán bộ công đoàn và CBNGNLĐ trong ngành nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phát triển đoàn viên và xây dựng công đoàn vững mạnh; đa dạng hóa phương thức và tích cực vận động CBNGNLĐ tham gia tổ chức công đoàn và các hoạt động do công đoàn các cấp tổ chức.

Đặc biệt, cần đẩy mạnh các hoạt động chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người lao động: Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức Hội nghị CBCCVC, Hội nghị người lao động; tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc; lắng nghe và tập hợp nguyện vọng, ý kiến của NGNLĐ, kịp thời phản ánh với công đoàn cấp trên trực tiếp, gắn việc phát triển đoàn viên và xây dựng CĐCS vững mạnh với nâng cao chất lượng thương lượng tập thể và xây dựng thỏa ước lao động tập thể.

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy chế, quy định về việc làm, tiền lương, định mức lao động, đóng BHXH, cải thiện điều kiện làm việc, an toàn vệ sinh lao động... tạo niềm tin và động lực để người lao động tự nguyện tham gia vào tổ chức công đoàn

CĐGD các cấp cũng cần đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đánh giá, phân xếp loại đoàn viên, công đoàn các cấp; biểu dương khen thưởng kịp thời. Đồng thời, tiếp tục có ý kiến với Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam về việc thực hiện phân cấp quản lý CĐCS theo quy định Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ