Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ: Đảm bảo mục tiêu kép an toàn, nghiêm túc cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT

GD&TĐ - Qua kiểm tra thực tế công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tại Quảng Ninh, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT – Nguyễn Hữu Độ đã đưa ra lưu ý không chỉ với Quảng Ninh mà cho cả các địa phương.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ kiểm tra công tác chuẩn bị tại khu in sao đề trước khi diễn ra Kỳ thi.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ kiểm tra công tác chuẩn bị tại khu in sao đề trước khi diễn ra Kỳ thi.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đề nghị địa phương cần quan tâm một số vấn đề:

Trước hết, phải phân loại, sàng lọc thí sinh diện F1, F2 một cách chặt chẽ, khoa học tránh để HS bị thiệt thòi. Với thí sinh diện F1, F2 nếu có nguyện vọng tham gia Kỳ thi cần có đơn và phải được Ban chỉ đạo thi của Tỉnh đồng ý, xem xét bố trí phòng thi riêng.

Đồng nghĩa ngành Y tế cần xây dựng các phương án phòng chống dịch kĩ càng; Bố trí phòng thi riêng cho trường hợp F1, F2 (nếu có) và trang bị áo quần bảo hộ cho thí sinh.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, Bộ GD&ĐT hướng tới tổ chức kỳ thi an toàn nghiêm túc cho cả trường thi và đặc biệt an toàn cho thí sinh được đặt lên hàng đầu. Do đó phải hạn chế tối đa thí sinh diện F1, F2 tham gia cuộc thi.

Tinh thần chung đợt thi thứ 1 Kỳ thi dành trọn vẹn cho số đông HS không thuộc diện  F, tất cả nhưng nơi tổ chức thi không có dịch; đảm bảo tối đa cho thí sinh dự thi nghiêm túc và không có nguy cơ mầm bệnh.

Ở những nơi có nguy cơ dịch bệnh cao,  khuyến khích địa phương làm xét nghiệm cho tất cả thí sinh tham gia kỳ thi. Với địa phương có điều kiện có thể yêu cầu xét nghiệm Covid-19 cho 100% GV làm thi (trong đó có cả GV đã được tiêm vác-xin phòng, chống Covid-19  và GV vì lý do sức khỏe không thể tiêm phòng dịch nhưng vẫn được yêu cầu làm nhiệm vụ thi).

Đoàn kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 của Ban Chỉ đạo cấp quốc gia và lãnh đạo Bộ GD&ĐT việc tại Quảng Ninh
Đoàn kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 của Ban Chỉ đạo cấp quốc gia và lãnh đạo Bộ GD&ĐT việc tại Quảng Ninh

Địa phương phải nâng cao chất lượng Kỳ thi tốt nghiệp THPT bằng cách nâng cao năng lực GV làm thi thông qua tổ chức tập huấn, nắm chắc quy chế… để GV làm nhiệm vụ tại kỳ thi tốt nhất.

Tuyệt đối không sử dụng GV chưa học tập quy chế tham gia làm thi. Sở GD&ĐT cần chỉ đạo các Hiệu trưởng, nhà trường cam kết tổ chức tập huấn nghiệp vụ kỳ thi đến từng GV. Có như vậy, mỗi GV khi bước vào trường thi đều nắm chắc quy chế, không có sai sót trong quá trình làm thi.  

Đối với Ban đề cần lưu ý đặc biệt về công tác phòng, chống Covid-19 bởi. Nếu có thể, cần kiểm tra Covid-19 cho cả những người làm công tác hậu cần bên ngoài nhưng liên quan tới ban đề (cấp dưỡng, phục vụ ăn uống cho người làm công tác ban đề). Điều này thực sự cần thiết bởi nếu xảy ra trường hợp lây bệnh dịch với người làm công tác trong ban đề thì vô cùng nguy hiểm.  

Kiểm tra công tác chuẩn bị tại khu in sao đề trước Kỳ thi (25/6)
Kiểm tra công tác chuẩn bị tại khu in sao đề trước Kỳ thi (25/6)

Về cơ sở vật chất để tổ chức tốt Kỳ thi, cần lưu ý đối với các Trường có công trình xây dựng; Trường có nhà dân bên trong trường; Trường sát nhà dân hoặc đường giao thông đi lại lớn cần tránh để bị lộ lọt đề ra ngoài; bị tiếng ồn công nghiệp ảnh hưởng tới thí sinh và chất lượng Kỳ thi.

Với trường có công trình xây dựng cần phải dừng việc xây dựng, sớm vệ sinh công nghiệp, khoanh vùng và bàn giao cho nhà trường trước 3 ngày khi Kỳ thi diễn ra để có điều kiện hoàn thiện tốt nhất các công việc trong Kỳ thi.

Với điểm thi có nhà dân, sát nhà dân, sát đường đi cần lưu ý các phương tiện kĩ thuật công nghệ hiện đại (camera có chụp ảnh trực tiếp) khiến bị lộ lọt đề thi ra ngoài gây ảnh hưởng lớn cho Kỳ thi.  

Yêu cầu các trường cần bổ sung máy nổ dự phòng với công suất đáp ứng được hoạt động của camera và máy photo in sao đề thi. Tránh trường hợp mất điện lưới chung không vận hành được 2 thiết bị quan trọng trên. Cần vận hành thử máy nổ để tránh trường hợp để lâu ngày khi sử dụng tới thiết bị không hoạt động.

Tại các phòng thi, quạt trần để lâu ngày không hoạt động có thể bị han rỉ, hỏng hóc. Quá trình chuẩn bị trước khi thí sinh vào thi cần vận hành quạt chạy ở tốc độ lớn nhất để nếu bị hỏng hóc, long ốc, rơi cánh... sẽ xảy ra trước kỳ thi để kịp bảo hành, sửa chữa.

Trong quy chế cũng nêu vấn đề mỗi điểm thi, nơi tổ chức thi (kể cả hội đồng chấm thi, in sao đề thi) đều bố trí 1 điện thoại bàn có loa ngoài, có  nhật ký điện thoại thì các hội đồng thi cần bố trí triển khai.

Đối với camera quản lý trong khu vực tủ đề, tủ bài thi cần hướng đúng và trực tiếp khu vực này, tránh để hướng cả sang khu vực không cần thiết…

Kiểm tra chuẩn bị cơ sở vật chất phòng thi
Kiểm tra chuẩn bị cơ sở vật chất phòng thi

Cần quan tâm, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra kỳ thi. Với công tác thanh tra hiện nay đã được giao về cho thanh tra địa phương đóng vai trò chính còn Bộ chỉ đóng vai trò trong công tác kiểm tra. Do đó phải tăng cường thực hiện đúng yêu cầu từng khâu của công tác thanh tra thi.

Cần làm đúng từ ban đầu thì “sản phẩm” làm ra sau đó sẽ không bị lỗi. Nếu công tác thanh tra làm đúng, tốt từ đầu sẽ phản ánh trung thực các khâu của Kỳ thi. Nếu ban đầu thanh tra, kiểm tra chưa đúng, chưa hiệu quả thì hoàn toàn có thể xuất hiện việc ngoài mong muốn. Công tác thanh tra, kiểm tra cần triển khai đúng, “chuẩn” từ khau chọn người đúng cho tới việc tổ chức hoạt động quy trình đúng...

Vấn đề an ninh có thể xuất hiện thông tin về đề giả, gây ảnh hưởng tới Kỳ thi, đề nghị lực lượng Công an, sở Thông tin truyền thông phát hiện sớm để xử lý hiệu quả.

Vấn đề chuẩn bị mưa bão lũ lụt xuất hiện trong quá trình diễn ra Kỳ thi, địa phương và điểm thi cần tính đến tình huống này, không thể chủ quan xem nhẹ. Cần sự nhanh nhạy, hỗ trợ từ các lực lượng bên ngoài và trong trường thi.

Vấn đề thí sinh mang điện thoại di động vào phòng thi cũng được Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ hết sức lưu ý tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 nay. 

Trên thực tế tại Kỳ thi tốt nghiệp một số năm trước, có những thí sinh vô tình hoặc quên mà mang điện thoại vào nhưng không hề sử dụng. Tuy nhiên đã mang vào phòng thi dù sử  dụng hay không sử dụng đều bị lập biên bản và đình chỉ thi. Do đó, nhiều em chịu thiệt thòi.

Rút kinh nghiệm các năm trước, năm nay trước khi phát đề thi cho thí  sinh thì giám thị coi thi số 1 cần nhắc nhở triệt để để HS kiểm tra lại còn điện thoại trong người hay không thì để ra ngoài.

Thêm lần nhắc sẽ giúp thí sinh có cơ hội nhìn lại vấn đề, tránh quên mà bị ảnh hường. Nếu đã nhắc nhở kĩ càng mà vẫn còn xảy ra tình huống trên thì có nghĩa thí sinh đã cố tình vi phạm. Như vậy, thí sinh có bị xử lý theo quy định trường thi thì cũng không đáng tiếc.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ động viên HS khối 12 Trường THPT Bạch Đằng (Quảng Ninh) ôn tập tốt trước khi bước vào Kỳ thi.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ động viên HS khối 12 Trường THPT Bạch Đằng (Quảng Ninh) ôn tập tốt trước khi bước vào Kỳ thi.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh lại quan điểm chỉ đạo của Bộ đối với Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đó là đảm bảo mục tiêu kép: Sức khỏe của GV, HS cần được quan tâm, chuẩn bị kĩ càng; Kỳ thi nghiêm túc, không phải vì ảnh hưởng của dịch bệnh mà bỏ quên chất lượng.

Để đảm bảo được mục tiếp kép đó, Bộ yêu cầu các địa phương, cán bộ giáo viên tham gia công tác làm thi: Cần nắm chắc quy chuẩn; Chuẩn bị kĩ các điều kiện; Kiểm soát được tình hình; Xử lý tốt tình huống. Nếu làm tốt 4 vấn để trên thì  Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ diễn ra đảm bảo theo yêu cầu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

TikTok 'lâm nạn' ở Mỹ

GD&TĐ - Lần thứ hai trong không đầy 4 năm, ứng dụng TikTok bị đưa vào vòng ngắm của chính quyền Mỹ.
Hiện nay, tình hình an ninh mạng tại Việt Nam đang trở nên phức tạp hơn thể hiện qua số lượng đáng báo động là 13.900 vụ tấn công mạng được ghi nhận vào năm 2023.

'Giải mã' mục tiêu của mã độc Ransomware

GD&TĐ - Ransomware là một loại virus được mã hóa có nguy cơ gây tổn thương hệ thống mạng toàn cầu; cứ 11 giây, một tổ chức là mục tiêu của mã độc Ransomware.