Thảo luận về việc tiếp nhận du học sinh Việt Nam từng bị trượt đại học trong nước

Thảo luận về việc tiếp nhận du học sinh Việt Nam từng bị trượt đại học trong nước

Về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy – Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) trao đổi, Bộ GD&ĐT đã có công văn gửi các cơ sở giáo dục đại học về việc tiếp nhận du học sinh Việt Nam và sinh viên quốc tế không tiếp tục học tập ở nước ngoài do dịch COVID-19.

Trong công văn có đề nghị các trường xem xét, tiếp nhận các du học sinh Việt Nam và sinh viên quốc tế có nhu cầu, có đủ điều kiện tiếp tục học tập vào các chương trình đào tạo quốc tế giảng dạy bằng tiếng Anh, các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài, phù hợp với điều kiện tuyển sinh và năng lực đào tạo của trường, bảo đảm người học được tiếp nhận phải đáp ứng yêu cầu đầu vào không thấp hơn điều kiện trúng tuyển chương trình đào tạo tương ứng của trường xin chuyển đến.

Ngoài ra, các trường phải căn cứ vào chuẩn đầu ra, nội dung, yêu cầu của chương trình đào tạo tại trường và số tín chỉ, nội dung học tập, kết quả học tập mà người học đã tích lũy trong thời gian học ở cơ sở giáo dục nước ngoài để xem xét miễn giảm tín chỉ, học phần cho người học theo các quy định hiện hành.

"Với những trường hợp không đáp ứng đủ các điều kiện, yêu cầu nêu trên thì có thể tìm các đến các chương trình đào tạo phù hợp với năng lực, sở trường của mình" - PGS Nguyễn Thu Thủy nói.

Theo PGS.TS Nguyễn Phong Điền – Trưởng phòng đào tạo (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội), với những trường hợp trên, nếu các em tiếp tục trau dồi, có thành tích học tập tốt và học tập ở trường ĐH có uy tín bên bên nước ngoài thì đó là cơ sở để nhà trường xem xét, tiếp nhận vì năng lực học tập của các em đã thay đổi. Tuy nhiên, theo PGS Nguyễn Phong Điền, thực tế các em có nhiều lựa chọn, không nhất thiết phải chọn những trường mà mình đã từng trượt trước đó.

Cho rằng, nếu có trường hợp trên thì chỉ là cá biệt, GS.TS Nguyễn Tiến Thảo – Phó trưởng Ban đào tạo (Đại học Quốc gia Hà Nội) chia sẻ, đào tạo là một quá trình, tuyển sinh chỉ là một khâu trong quá trình đào tạo.

Hiện nay, các trường có nhiều phương thức tuyển sinh khác nhau, do đó nếu giả sử sinh viên đó từng bị trượt vì không đủ điểm tuyển sinh, thì các em có thể sử dụng phương thức xét tuyển học bạ vào các chương trình liên kết.

Ngoài ra, vẫn cùng ngành đào tạo đó, các em thể theo học ở trường khác mà mình đáp ứng đủ tiêu chuẩn về đầu vào.

Chiều nay (23/7), Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm "Sẵn sàng tiếp nhận du học sinh về nước học tập". Chương trình có sự tham gia của PGS.TS Nguyễn Thu Thủy – Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT); GS.TS Nguyễn Tiến Thảo – Phó trưởng Ban đào tạo (Đại học Quốc gia Hà Nội); PGS.TS Nguyễn Phong Điền – Trưởng phòng Đào tạo (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội); PGS.TS Vũ Thu Hiền- Trưởng phòng Quản lý đào tạo (Trường ĐH Ngoại thương).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lửa cháy đổ dầu thêm

GD&TĐ - Tổng giá trị gói viện trợ mới nhất Mỹ dành cho Ukraine được Hạ viện nước này phê chuẩn hôm 20/4 vừa qua là 60,84 tỷ USD.