Tăng hơn 54.000 học sinh trong năm học 2020-2021, trường lớp TP.HCM thêm áp lực

Tăng hơn 54.000 học sinh trong năm học 2020-2021, trường lớp TP.HCM thêm áp lực

Theo đó, trong năm học 2020-2021, TP.HCM dự kiến tăng 54.645 học sinh. 

Trong đó, số học sinh tăng nhiều ở cấp THCS với gần 28.000 học sinh, tập trung ở một số quận, huyện: 9, 12, Gò Vấp, Thủ Đức Bình Tân, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi do đang giai đoạn đô thị hoá nhanh, tình trạng dân số tăng cơ học cao. Tiếp theo là THPT tăng hơn 14.038 học sinh, ở bậc mầm non tăng 3.668 học sinh, tiểu học tăng gần 9.000 học sinh.

Năm học mới trên địa bàn TP dự kiến có khoảng 2.348 trường học với tổng hơn 1.7 triệu học sinh và gần 81.000 giáo viên.

Theo Sở GD-ĐT, năm học 2019-2020, số học sinh không có hộ khẩu tại TP là 377.769 em. Áp lực này làm gia tăng sĩ số học sinh/lớp vượt cao so với chuẩn (cấp tiểu học), học sinh tham gia học 2 buổi/ngày giảm.

Điều kiện về sân chơi, bãi tập, thư viện đều co hẹp lại, gây ảnh hưởng đến các lớp đang học. Việc gia tăng số học sinh nêu trên dẫn đến tăng số cán bộ, giáo viên, nhân viên và tăng biên chế sẽ làm tăng nguồn chi của ngân sách Thành phố.

Hiện nay, địa bàn một số quận, huyện có nhiều trường có quy mô trên 40-50 học sinh/lớp, phần nào gây hạn chế trong công tác quản lý và chất lượng giảng dạy.

Tăng hơn 54.000 học sinh trong năm học 2020-2021, trường lớp TP.HCM thêm áp lực ảnh 1
Học sinh tại TP.HCM tham gia hoạt động thể thao sau giờ học.

Dự kiến đưa vào sử dụng trong năm 2020 tất cả 90 dự án với 1.371 phòng học mới (trong đó số phòng học tăng thêm là 868 phòng).

Qua đó, năm học 2020 – 2021, thành phố vẫn đảm bảo 100% con em sinh sống trên địa bàn (kể cả trường hợp không có hộ khẩu thành phố) đủ chỗ học. 

Để đảm bảo chỉ tiêu đến năm 2020 đạt 300 phòng học/10.000 dân số trong độ tuổi đi học (từ 3 đến 18 tuổi) theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ X, Sở GD-ĐT đã rà soát với 24 quận, huyện về kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016-2020 với 832 dự án, quy mô 15.940 phòng học. Đến cuối năm 2019, đã đạt 288 phòng học/10.000 dân số trong độ tuổi đi học từ 3 đến 18 tuổi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Hiệu quả là mấu chốt

GD&TĐ - Theo ADB, nhu cầu toàn cầu suy giảm và lãi suất quốc tế cao đã tác động đến tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2023.