Sư phạm vẫn có sức hút

GD&TĐ - Từ chiều 8/8, đồng loạt các trường đại học công bố điểm trúng tuyển đầu vào. Ghi nhận ban đầu cho thấy, điểm trúng tuyển của hầu hết các trường đều tăng hơn so với năm ngoái và cũng có sự phân khúc rõ rệt. Đáng chú ý, điểm chuẩn khối các trường sư phạm cũng tăng hơn, chứng tỏ ngành sư phạm vẫn có sức hút riêng.

Thí sinh và phụ huynh đến tư vấn tuyển sinh trong Ngày hội tư vấn xét tuyển đại học. Ảnh: TG
Thí sinh và phụ huynh đến tư vấn tuyển sinh trong Ngày hội tư vấn xét tuyển đại học. Ảnh: TG

Thí sinh nên xác nhận nhập học sớm

Theo TS Hoàng Văn Quynh - Phó trưởng Phòng Đào tạo, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), điểm chuẩn năm nay chia ra thành 3 phân khúc: Cao - giữa (trung bình) - thấp. Tuy nhiên, mặt bằng chung, điểm chuẩn năm nay của các trường đều cao hơn năm ngoái từ 1 - 3 điểm. Đơn cử như Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ngành Quốc tế học (khối D) năm ngoái lấy 19,75 điểm thì năm nay hơn 23 điểm. Ngành Đông phương học (khối C) năm ngoái điểm trúng tuyển là 27,5; năm nay 28,5 điểm.

“Năm nay, hệ thống lọc ảo tốt, thuận lợi cho các trường xác định điểm chuẩn, tuyển sinh” - TS Hoàng Văn Quynh nhận xét, đồng thời trao đổi: Mặt chung về điểm chuẩn năm nay cho thấy, các trường cần phải liên tục đổi mới đào tạo để phù hợp với xu thế của xã hội. Với các thí sinh đã trúng tuyển trong đợt này cần xác định nhập học theo đúng thời gian quy định, càng sớm càng tốt để bảo đảm được học ngành học, trường học theo nguyện vọng yêu thích.

Đồng quan điểm, TS Phạm Thu Hương - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương cho rằng, điểm chuẩn năm nay của các trường đều tăng nhẹ. Riêng Trường ĐH Ngoại thương tăng khoảng 1 - 2 điểm ở hầu hết các mã xét tuyển. Mỗi trường có đối tượng tuyển sinh khác nhau, quan trọng là có tuyển được thí sinh phù hợp hay không. Khi xác định được đối tượng tuyển sinh thì các trường ĐH sẽ cải thiện chương trình đào tạo sao cho phù hợp. “Đầu vào cao, đòi hỏi chương trình đào tạo hoặc tổ chức đào tạo của nhà trường cũng phải cao” - TS Phạm Thu Hương nhấn mạnh.

Cho rằng, điểm chuẩn đầu vào của các trường ĐH cũng thể hiện phân khúc trình độ thí sinh ở thời điểm tuyển sinh, TS Nguyễn Đào Tùng - Trưởng ban Quản lý đào tạo (Học viện Tài chính) nhận xét: Từ công tác tuyển sinh năm nay cho thấy, thí sinh tìm hiểu rất kỹ các trường, các ngành đào tạo mà mình yêu thích. Việc mở các ngành mới của một số trường ĐH cũng được xã hội chấp nhận thể hiện qua điểm chuẩn đầu vào cũng tương đối cao.

Ảnh minh họa/ Internet
 Ảnh minh họa/ Internet

Tín hiệu tốt cho khối sư phạm

TS Nguyễn Đào Tùng nhận xét, đến thời điểm này, công tác tuyển sinh của các trường khá thuận lợi. Về cơ bản, những thí sinh trúng tuyển đều đạt được nguyện vọng mà mình mong muốn và nhà trường cũng tuyển được những thí sinh phù hợp. Riêng về khối sư phạm, điểm chuẩn đầu vào của các trường tăng, điều đó cho thấy ngành sư phạm vẫn có sức hút nhất định. Cùng với đó, Bộ GD&ĐT cũng kiên quyết đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn tuyển cho sư phạm.

Theo PGS.TS Bùi Đức Triệu - Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân: Điểm của các trường sư phạm cũng tăng lên, đó là tín hiệu tốt. Không bất ngờ với việc điểm chuẩn của các trường ĐH đều tăng, PGS Bùi Đức Triệu chia sẻ: Điều này đã được dự báo ở thời điểm có kết quả Kỳ thi THPT quốc gia. Điều đó phản ánh đề thi càng ngày càng chuẩn hóa hơn.

PGS Bùi Đức Triệu cũng bày tỏ sự hài lòng với các chính sách về tuyển sinh: Thứ nhất là không giới hạn thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển. Thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển sau khi biết điểm thi Kỳ thi THPT quốc gia. Thứ hai, các trường công khai đề án tuyển sinh theo quy định. Thứ ba, phần mềm lọc ảo hoạt động tốt và được ghi nhận, đánh giá cao.

Cũng theo PGS Bùi Đức Triệu, việc xếp hạng các trường ĐH cần đến bộ tiêu chí. Tuy nhiên, ở Việt Nam điểm chuẩn đầu vào cũng là thước đo quan trọng. Bởi thực tế, nếu chúng ta có một công nghệ tốt, nguyên liệu tốt thì sản phẩm đầu ra mới đạt chất lượng như mong muốn. Chính vì vậy, chất lượng đầu vào cũng là tiêu chí quan trọng của trường ĐH.

PGS Bùi Đức Triệu lưu ý, những thí sinh trúng tuyển đợt 1 cần chú tâm đến thời hạn xác nhận nhập học. Còn với một số bạn không trúng tuyển đúng với nguyện vọng của mình thì hãy bình tĩnh, vì còn có các đợt xét tuyển tiếp theo hoặc có thể lựa chọn cho mình con đường khác. Thí

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, kết quả tuyển sinh đợt I năm 2019 tương đối ổn định so với 2 năm trước. Cụ thể năm 2019, chỉ tiêu từ điểm thi THPT quốc gia là trên 350 nghìn; trong đó, chỉ tiêu sư phạm là gần 30 nghìn. 90 trường trong nhóm xét tuyển phía Nam và 53 trường trong nhóm xét tuyển phía Bắc đã tham gia đầy đủ, hoạt động hiệu quả. Hệ thống mạng ổn định.sinh không nên miễn cưỡng và vào ĐH bằng mọi giá. Mẫu 3 – Trích dẫn quan trọng

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ