SEQAP: Dấu ấn tốt đẹp với ngành Giáo dục của tỉnh Hòa Bình

GD&TĐ - Qua 6 năm thực hiện, Chương trình SEQAP đã để lại dấu ấn tốt đẹp đối với ngành Giáo dục của tỉnh Hòa Bình. Các chỉ số như: Học sinh tự tin, mạnh dạn, linh hoạt hơn trong tính toán và giao tiếp, đặc biệt là việc duy trì sĩ số học sinh ngày càng có hiệu quả tốt hơn.  Qua 6 năm thực hiện chương trình SEQAP, Hòa Bình cơ bản đạt được các chỉ số như: Học sinh tự tin, mạnh dạn, linh hoạt hơn trong tính toán và giao tiếp, việc duy trì sĩ số học sinh ngày càng có hiệu quả tốt hơn. SEQAP đã để lại dấu ấn tốt đẹp đối với ngành Giáo dục của tỉnh Hòa Bình. Qua 6 năm thực hiện chương trình SEQAP, Hòa Bình cơ bản đạt được các chỉ số như: Học sinh tự tin, mạnh dạn, linh hoạt hơn trong tính toán và giao tiếp, việc duy trì sĩ số học sinh ngày càng có hiệu quả tốt hơn. SEQAP đã để lại dấu ấn tốt đẹp đối với ngành Giáo dục của tỉnh Hòa Bình.

Học sinh được tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Ảnh minh họa/internet
Học sinh được tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Ảnh minh họa/internet

Hoàn thành chỉ tiêu cam kết

Thời gian đầu triển khai Chương trình SEQAP, hầu hết các trường đều gặp không ít khó khăn, nhất là trong việc tổ chức dạy học, tổ chức bán trú, lúng túng trong việc soạn giảng các tiết tăng cường ở buổi thứ 2. Tuy nhiên, những khó khăn này đã dần được khắc phục và ngày càng thấy rõ hiệu quả của việc áp dụng chương trình.
 

Giám đốc Sở GD&ĐT Hòa Bình Bùi Trọng Đắc - cho biết: Thông qua việc triển khai có hiệu quả các hoạt động của Chương trình SEQAP đã góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các trường tham gia Chương trình;

Các hoạt động giáo dục ở các trường từng bước triển khai có hiệu quả; mối liên hệ, phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và chính quyền cơ sở được tăng cường; số lượng học sinh được học cả ngày năm học sau tăng so với năm học trước; số lượng học sinh được tổ chức ăn trưa tại trường tăng lên đáng kể; chất lượng giáo dục tăng đều hàng năm.

"Có thể nói, Chương trình SEQAP triển khai trong 6 năm qua đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu cam kết giữa UBND tỉnh và Bộ GD&ĐT theo Biên bản ghi nhớ" - thầy Bắc cho hay, đồng thời khẳng định:

Chương trình SEQAP đã góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ, đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học, hỗ trợ các trường học về xây dựng cơ bản, các quỹ giáo dục... để chuyển đổi từ mô hình dạy học nửa ngày sang dạy học cả ngày nhằm đạt được mục tiêu của Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020, Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.

Cũng theo thầy Bắc, trước khi tham gia SEQAP, 40/40 trường chưa bao giờ tổ chức được bữa ăn trưa cho học sinh vì không đủ cơ sở vật chất, kinh phí. Không có kinh nghiệm trong việc tổ chức bán trú, quản lí học sinh buổi trưa. Lúng túng trong việc tính toán định mức bữa ăn cho học sinh, chưa huy động cộng đồng tích cực tham gia các hoạt động giáo dục trong nhà trường.

Việc bắt buộc phải tổ chức bán trú khi tham gia chương trình như một đòn bẩy thúc đẩy các trường thay đổi, xoay sở trong điều kiện hiện có để tổ chức thành công mô hình.

Tùy vào điều kiện của mình, mỗi trường sẽ có những cách tổ chức bữa ăn phù hợp cho các em. Việc tổ chức ăn trưa được các trường thực hiện bằng nhiều hình thức như: tổ chức bếp ăn tại trường, đối với những trường không có bếp nấu ăn nhà trường hợp đồng với cơ sở nấu ăn gần trường mua suất ăn cho nhằm đảm bảo điều kiện tốt nhất cho học sinh.

Hầu hết các trường đều có sự đầu tư, mua sắm các dụng cụ cần thiết như: đồ dùng nấu ăn, khay đựng thức ăn..., đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm trong chế biến, phân phối thức ăn cho các em, bố trí nơi ăn, chỗ ngủ gọn gàng, sạch đẹp, phân công người trực để chăm sóc học sinh quản lí các em khi ngủ, tổ chức các hoạt động khác cho học sinh vào buổi trưa như xem ti vi, hoạt động trong thư viện…

Từ khi các trường triển khai chương trình SEQAP, tổ chức cho các em ăn trưa và nghỉ ngơi tại trường đã giúp việc tiếp thu bài giảng, các giờ học buổi chiều cũng trở nên sôi động, hứng thú và hiệu quả hơn.

Về phía phụ huynh học sinh cũng rất phấn khởi và tích cực tham gia hỗ trợ nhà trường khi tổ chức bán trú như: góp công quản lí học sinh và chăm sóc bữa ăn trưa, góp củi, gạo, rau… Đồng thời tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho con em mình trong quá trình học tập.

Thống kê cho thấy, tỷ lệ các điểm trường được cha mẹ học hỗ trợ đạt 87,62% so với chỉ số 65% đạt và vượt 22,62%.

SEQAP hỗ trợ các trường duy trì và xây dựng đạt Chuẩn 

Thầy Đắc cho biết: Từ nguồn vốn của SEQAP, địa phương đã có nhiều giải pháp như: Kết hợp thực hiện Chương trình với điều chỉnh quy hoạch mạng lưới trường học và chuẩn hóa trường, lớp học theo hướng đạt chuẩn quốc gia; sử dụng nguồn ngân sách địa phương, đóng góp từ nhân dân, các nhà tài trợ khác… nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu cho dạy học cả ngày.

Chương trình không chỉ hỗ trợ hiệu quả cho các trường chuẩn quốc gia đảm bảo tiêu chuẩn về cơ sở vật chất mà còn đảm bảo tiểu chí về tỷ lệ dạy học 2 buổi/ngày, nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên đảm bảo. Chất lượng học sinh chuyển biến tích cực.

"Còn nhớ, trước khi tham gia chương trình có 7/40 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I, sau 5 năm có thêm 18 trường đạt chuẩn Quốc gia, nâng số trường đạt chuẩn lên 25/40 trường - đạt 62,5%, trong đó 23 trường đạt chuẩn mức độ I, 2 trường đạt chuẩn mức độ II" - Thầy Đắc chia sẻ và khẳng định:

Qua 6 năm thực hiện, Chương trình SEQAP đã tác động rất lớn và có tác dụng thiết thực trong việc nâng cao chất lượng dạy - học. Nhờ có nguồn kinh phí hỗ trợ của Quỹ Giáo dục nhà trường và Quỹ Phúc lợi học sinh, các nhà trường đã tổ chức được nhiều hoạt động giáo dục toàn diện, động viên khích lệ các em học sinh đi học đều chuyên cần, tích cực học tập vươn lên. Các em đã mạnh dạn, tự tin hơn, nhất là học sinh dân tộc, học sinh nữ.

Đặc biệt, việc học cả ngày đã giúp học sinh có cơ hội nâng cao chất lượng học tập. Theo đó, các em có nhiều thời gian hơn trong việc củng cố kiến thức, kỹ năng và hoàn thành các bài tập theo yêu cầu, từ đó tiến bộ hơn trong cách học như chủ động, tích cực, tính hợp tác cao khi làm việc theo nhóm.

Thời gian tăng thêm tập trung tăng cường cho 2 môn Tiếng Việt, Toán và hoạt động giáo dục ngoài giờ. Vì vậy, chất lượng giáo dục giữa các điểm trường ngày một nâng cao và xóa dần khoảng cách.

Bên cạnh đó, giáo viên cũng có thời gian chủ động lựa chọn nội dung để củng cố kiến thức cho học sinh; có thời gian kèm cặp học sinh yếu và bồi dưỡng học sinh năng khiếu...

Năm học 2015 - 2016, tất cả các trường tham gia chương trình SEQAP trong toàn tỉnh vẫn duy trì việc ăn trưa, bán trú cho học sinh với tổng số học sinh ăn trưa tại trường là 7318 em đạt đạt 50,4% trên tổng số học sinh học cả ngày so với kế hoạch 40% đạt và vượt 10,4%, trong đó học sinh dân tộc là 5266 em.

Chương trình đóng góp quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục tại 40 trường tiểu học có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn của tỉnh thông qua các hoạt động hỗ trợ toàn diện.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ