Phát triển văn hóa đọc mang ý nghĩa chiến lược

GD&TĐ - Sáng 7/10, Bộ GD&ĐT tổ chức chương trình chào mừng Tuần lễ học tập suốt đời với chủ đề “Phát triển thói quen đọc sách để trở thành người tự học suốt đời”.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ tham quan gian trưng bày mô hình Tủ sách học tập suốt đời
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ tham quan gian trưng bày mô hình Tủ sách học tập suốt đời

Tham dự lễ phát động có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ; GS.TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam; ông Toshi - Trưởng phụ trách mảng giáo dục, Văn phòng UNESCO tại Việt Nam; bà Vũ Dương Thúy Ngà - Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cùng đại diện các Cục, Vụ của Bộ GD&ĐT, các nhà sách, nhà xuất bản và đông đảo cán bộ công chức, viên chức Bộ GD&ĐT.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết: Những ngày này, trên cả nước sôi nổi tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời. Đây là hoạt động thường niên diễn ra hằng năm, nhằm nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết của việc học tập suốt đời với mỗi người dân và xây dựng xã hội học tập.

Tuần lễ học tập năm nay được Bộ GD&ĐT chỉ đạo với chủ đề Đọc và học tập suốt đời theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại; Tự học để phát triển năng lực và phẩm chất; Tự học là một cách xây dựng xã hội học tập. Đặc biệt là chủ đề Phát triển thói quen đọc sách để trở thành người tự học suốt đời.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, phát triển văn hóa đọc luôn là vấn đề mang ý nghĩa chiến lược của mọi quốc gia trong việc nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực.

Văn hóa đọc được hiểu là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân, cộng đồng xã hội và của các nhà quản lý Nhà nước. Ứng xử giá trị và chuẩn mực này gồm 3 yếu tố: Thói quen đọc sách, sở thích đọc và kỹ năng đọc. Các yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau cùng bổ sung, bồi đắp cho nhau giúp cho việc đọc sách hiệu quả.

Muốn phát triển văn hóa đọc phải phát triển ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh của mỗi thành viên trong xã hội, phát triển thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc lành mạnh của họ. Năng lực đọc là nền tảng của tự học. Đó chính yếu tố cốt lõi xây dựng xã hội học tập, của việc học suốt đời, một yêu cầu cũng là một thách thức của xã hội hiện đại.

Phát biểu hưởng ứng lễ phát động, bà Vũ Dương Thúy Ngà cho biết: Tự do học tập suốt đời là vấn đề hết sức quan trọng. Trong nguyên lý học tập, tự học là nòng cốt. Một trong những yếu tố để hình thành nên con người toàn diện là học trong sách vở như Bác Hồ đã nêu “Học ở đâu, học ở trường, học trong sách vở, học ở nhân dân, học lẫn nhau”.

Việt Nam vốn là đất nước có truyền thống quan tâm đến việc học. Chúng ta chọn chủ đề hết sức có ý nghĩa. Điều đầu tiên chúng ta vun trồng ở đây là thói quen. Vun đắp ngay từ thuở ấu thơ. Bộ GD&ĐT có một sứ mệnh vô cùng cao cả, để gieo và hình thành thói quen đọc cho trẻ em.

Theo bà Vũ Dương Thúy Ngà, để vun đắp trí tuệ không có gì bằng việc đọc, đó là cách học tự do nhất để có thể lĩnh hội những gì mà chúng ta mơ ước. Sứ mệnh của nhà trường không chỉ là cung cấp kiến thức mà quan trọng là trao cho HS chiếc chìa khóa, giúp HS học tập suốt đời.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ông Trần Quí Thanh lãnh 8 năm tù.

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

GD&TĐ - Sáng 25/4, TAND TPHCM tuyên phạt 8 năm tù đối với bị cáo Trần Quí Thanh (Chủ tịch Tân Hiệp Phát) về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Minh họa/INT

Khơi nước gần dập lửa xa

GD&TĐ - Iran đã bước vào giai đoạn xung khắc mang bản chất mới với Mỹ và Israel nên càng cần yên bình ở phía biên giới chung với Pakistan.