Phạm Minh Nguyệt - cô giáo yêu nghề, mê sáng tạo

GD&TĐ - Là một trong số đại diện giáo viên của tỉnh Quảng Ninh được vinh dự tới nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tại lễ tuyên dương, khen thưởng giáo viên, học sinh tiêu biểu năm 2016, cô giáo Phạm Minh Nguyệt nổi bật với gương sáng của một nhà giáo yêu nghề, sáng tạo. 

Phạm Minh Nguyệt - cô giáo yêu nghề, mê sáng tạo

Đặc biệt hơn nữa cô lại mang trong mình nhiều bệnh nặng, nhưng tình yêu nghề đã khiến cô giáo vượn lên tất cả. Những giải pháp "Dạy học sáng tạo" của cô giáo không chỉ khiến cho học sinh say mê, ham học hơn mà còn là động lực để cô vượt qua khó khăn, tật bệnh đạt được nhiều danh hiêu thi đua cao quý của một nhà giáo.

Với cả tấm lòng yêu nghề

Là giáo viên Tin học của Trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên Tỉnh Quảng Ninh, cô giáo Phạm Minh Nguyệt đã có điều kiện để nghiên cứu, sáng tạo và ứng dụng các giải pháp kĩ thuật. Hơn hai mươi năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo luôn đặt ra cho mình những trăn trở làm gì, làm thế nào để dạy học có hiệu quả hơn, giảm gánh nặng cho người học!

Đặc biệt là công tác trong môi trường giáo dục ở Trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên Tỉnh, coi học sinh như con mình, tôi trăn trở khi thấy các em còn hạn chế nhiều mặt, mong muốn giúp các em thay đổi từ nhận thức đến hành động để có tương lai tốt đẹp hơn.  

Là giáo viên cốt cán môn tin học, có điều kiện làm việc với giáo viên trong toàn tỉnh, hiểu những khó khăn, áp lực của người thầy, tôi suy nghĩ tìm giải pháp để chia sẻ với đồng nghiệp về ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới giáo dục. Cô giáo tâm sự: Giáo dục không chỉ trong khuôn khổ nhà trường, điều tôi băn khoăn là làm thế nào để gắn kết giữa dạy học chuyên môn với giáo dục để mỗi người có cuộc sống tốt đẹp hơn, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu.

Vẫn biết nghiên cứu khoa học là một thách thức với một nữ giáo viên còn bao lo toan công việc gia đình, sức khỏe yếu. Nhưng với lòng yêu nghề, trăn trở với những vấn đề trong giáo dục hiện nay, đặt mình vào vị trí người dạy, người học, trái tim lại nhắc nhở, thúc giục tôi cố gắng lên vì những điều tốt đẹp cho hôm nay và cho ngày mai.

Những thành quả đáng ghi nhận

 Cô giáo Phạm Minh Nguyệt dự lễ tuyên dương nhà giáo, học sinh tiêu biểu năm học 2015 - 2016 tại Hà Nội

Những miệt mài lao động sáng tạo của cô giáo đã đem lại những kết quả đáng ghi nhận. Hàng nghìn MB dữ liệu điện tử, dữ liệu số hoá dạy học tích cực điện tử và các giáo trình số hoá với những quy trình khoa học kỹ thuật mới; Ngân hàng hình ảnh, VideoClip hướng dẫn sử dụng hần mềm dạy học tích cực điện tử: trên 1000 File; 10 Giáo trình, tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm tin học văn phòng, phần mềm dạy học; 30 bài giảng điện tử, bài giảng tương tác dạy tin học ứng dụng; Hệ thống bài thực hành có hướng dẫn bằng hình ảnh theo quy trình: 30 bài thực hành; Chương trình điện tử, số hoá tuyên truyền xây dựng văn hoá, văn minh, bảo vệ môi trường: trên 1000 Slide bài giảng, bài trắc nghiệm, đố vui, ...

Đặc biệt để học sinh làm quen với các hình thức thi trắc nghiệm hiện đại cô giáo Pham Minh Nguyệt cũng đã xây dựng: Ngân hàng câu hỏi, đề kiểm tra môn tin học với trên 500 câu trắc nghiệm (nhiều lựa chọn, đúng sai, ghép đôi, điền khuyết, giải ô chữ), câu tự luận; Kho bài trắc nghiệm điện tử tương tác: 50 bài trắc nghiệm nhiều lựa chọn (MCI – Multiple Choice Items), đúng – sai (TFI: True – False Items), ghép đôi (MI – Matching Items), giải ô chữ(Cross), điền khuyết ( CI – Completion Items), trả lời ngắn, ...; Các bài đố vui: học mà chơi – chơi mà học: 10 bài đố vui; Xây dựng các Game show dùng cho ôn tập, ngoại khoá: 02 chương trình; Đề trắc nghiệm môn tin học thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá.

Cô giáo đã cung cấp chương trình và tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên, sinh viên sư phạm ứng dụng CNTT& truyền thông vào dạy học hiệu quả hơn, hình thành mô hình giáo dục điện tử (E-education), lớp học thông minh (SMART school).

Đặc biệt các giáo trình, tài liệu đa phương tiện, số hóa với nội kiến thức chuyên môn và chương trình điện tử giáo dục được thiết kế để sử dụng trong các lớp học, nhóm học hoặc tự học theo từng bước theo quy trình thực hành với thời gian ít nhất và mang lại hiệu quả thiết thực đóng góp cho việc đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa trong thời gian tới theo hướng chú trọng phát triển năng lực và phẩm chất. Các giải pháp áp dụng được với đội ngũ, trang thiết bị hiện có, phù hợp với mọi đối tượng trong nhiều lĩnh vực: học sinh trong các trường phổ thông, TTHN&GDTX và đặc biệt hữu ích với tất cả các giáo viên dạy các môn học, ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Nhận xét về cô giáo, nhà giáo Vũ Liên Oanh – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh - cho biết: Cô giáo như một con tằm nhả tơ, cô miệt mài cống hiến, trong khi sức khỏe thì không tốt. Với một giáo viên bình thường mà có đóng góp lớn như thế là đáng ngợi khen nhiều rồi, thì với cô giáo Phạm Minh Nguyệt những đóng góp với nghề với ngành lớn hơn nhiều. Cá nhân tôi và những đồng nghiệp của cô đều mong muốn cô giáo có sức khỏe tốt hơn để cống hiến cho nghề được nhiều hơn.

Tâm huyến với các vấn đề giáo dục, đam mê sáng tạo công nghệ, xác định khoa học công nghệ là nền tảng của sự phát triển. Đưa ý tưởng vào thực hành, từ các phần mềm, thử nghiệm, trải nghiệm, áp dụng, rút kinh nghiệm trong nhiều năm, cô giáo đã tìm được nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng dạy – học, giáo dục, cô đã chủ trì 8 giải pháp sáng tạo kỹ thuật được đánh giá cao và đã được triển khai ứng dụng trong tỉnh Quảng Ninh góp phần đổi mới giáo dục đào tạo phải gắn với khoa học công nghệ, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CNTT. Trong đó có một số giải pháp sáng tạo được Hội đồng khoa học các cấp giải đánh giá và đạt các giải thưởng trong các Hội thi Sáng tạo kĩ thuật cấp tỉnh, đạt giải thưởng VIFOTEC. Nhiều đề tài, sáng kiến kinh nghiệm được triển khai ứng dụng tại đơn vị, tỉnh, ngành và được các cấp lãnh đạo đánh giá cao, trong đó một số giải pháp sáng tạo kĩ thuật đã đạt giải Hội thi sáng tạo kĩ thuật các cấp.  

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ