Ninh Bình: Đánh giá thực hiện dạy học Chương trình, SGK lớp 1

GD&TĐ - Sở GD&ĐT Ninh Bình vừa tổ chức Hội thảo đánh giá thực hiện Chương trình, sách giáo khoa lớp 1 năm học 2020 - 2021.

Ảnh minh họa/ INT
Ảnh minh họa/ INT

Tham gia hội thảo có lãnh đạo, chuyên viên Phòng giáo dục Tiểu học (Sở GD&ĐT), Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố và đại diện Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, giáo viên dạy lớp 1 các trường tiểu học tỉnh Ninh Bình.

Khai mạc Hội thảo, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Bùi Thị Khuyên đã yêu cầu đại biểu tập trung phân tích và làm rõ thuận lợi, khó khăn, vướng mắc khi thực hiện CTGDPT 2018 đối với lớp 1 (đặc biệt những nội dung SGK chưa phù hợp), đồng thời nêu ra giải pháp khắc phục.

Hội thảo đã nhận được 9 ý kiến chia sẻ xung quanh việc triển khai Chương trình dạy học các môn học đối với lớp 1 như: Chương trình xây dựng có tính mở, yêu cầu nội dung kiến thức, kĩ năng, các năng lực, phẩm chất phù hợp với đối tượng học sinh; SGK lớp 1 nội dung bám sát chương trình; được thiết kế theo chủ đề, từng hoạt động rõ ràng, thuận lợi cho giáo viên áp dụng các phương pháp dạy học tích cực...

Tuy nhiên, một số ý kiến cũng cho rằng nội dung một số bài trong một số bộ SGK đặc biệt là môn Tiếng Việt còn nặng với HS; câu đọc dài; một bài học nhiều vần (3-4 vần); tranh minh họa không phù hợp với nội dung; cỡ chữ trong vở tập viết chưa đúng...

Đại diện Phòng GD&ĐT, nhà trường và GV đã bày tỏ mong muốn Sở GD&ĐT tiếp tục tổ chức các lớp bồi dưỡng dạy học các môn học lớp 1 theo CTGDPT mới; đầu tư thiết bị dạy học. Đặc biệt kiến nghị các NXB điều chỉnh một số nội dung chưa phù hợp: tranh minh họa, cỡ chữ trong vở tập viết...

Phó giám đốc Sở GD&ĐT Ninh Bình đã yêu cầu phòng GDTH tiếp thu và tổng hợp góp ý báo cáo Bộ GD&ĐT. Mặt khác Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố chỉ đạo các nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch dạy học, GV điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp với đối tượng HS; Nhà trường, GV tích cực đổi mới phương pháp dạy học; tăng cường tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng dẫn tại Công văn số 1315/BGDĐT-GDTH; Dự giờ, tư vấn, hỗ trợ GV; tăng cường công tác truyền thông, tổ chức hiệu quả các lớp bồi dưỡng. Đối với GV cần tự chủ, linh hoạt sáng tạo trong dạy học, cha mẹ học sinh đồng hành…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Quảng bá di sản

GD&TĐ - Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, đã được hơn 10 năm (6/12/2012).