Nhu cầu lớn nhân lực ngành Công nghệ Tài chính (Fintech) trong lĩnh vực Ngân hàng Tài chính

GD&TĐ - Đó là các ý kiến được các chuyên gia trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng chia sẻ trong buổi tọa đàm khoa học về nhu cầu đào tạo ngành Fintech được trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức.

Nhu cầu lớn nhân lực ngành Công nghệ Tài chính (Fintech) trong lĩnh vực Ngân hàng Tài chính

Ông Nguyễn Đình Thắng – Chủ tịch Hội đồng Quản trị, NHTMCP Bưu điện Liên Việt chia sẻ, bản thân là  người tuyển dụng nguồn nhân lực cho ngân hàng, đồng thời là người làm Fintech trong nhiều năm nhận thấy Fintech là ngành thực sự cần thiết, trước hết là đối với các Ngân hàng, các công ty chứng khoán; sau đó là bao trùm tất cả hệ thống quản trị tài chính của các doanh nghiệp, các tập đoàn lớn.

“Để bước vào cách mạng 4.0 chúng ta cần 3 thứ: công nghệ; thể chế; con người”, ông Thắng nhấn mạnh, “Đối với lĩnh vực con người, chúng ta có thể đào tạo một đội ngũ chuyên gia tài chính ngân hàng đồng thời nắm bắt và làm chủ công nghệ, và đào tạo cử nhân Fintech là phương án “nhân bản” để đào tạo các chuyên gia mà lĩnh vực tài chính ngân hàng thực sự cần”.

Theo bà Trung Hiền, chuyên viên sáng kiến và chiến lược Techcombank:  “Trên thực tế thông thường người làm ngân hàng thì không hiểu rõ về công nghệ thông tin, còn người làm công nghệ thông tin thì không hiểu rõ nghiệp vụ. Vì vậy việc đào tạo lĩnh vực Fintech là vô cùng cần thiết để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cả kiến thức về công nghệ và nghiệp vụ tài chính kinh doanh. Đặc biệt, ngôn ngữ được sử dụng rất nhiều trong công việc hiện nay là tiếng anh, không thạo tiếng anh thì không làm được việc, vì vậy, việc đào tạo bằng tiếng Anh là rất cần thiết”.

Ông Bùi Xuân Trường, Giám đốc – Giám đốc công nghệ Ngân hàng số, Ngân hàng Tiên Phong cũng chia sẻ việc đào tạo nguồn nhân lực Fintech có nhu cầu lớn đối với lĩnh vực ngân hàng đồng thời cũng đưa ra gợi ý về lĩnh vực mà hiện tại các ngân hàng đang đầu tư nhiều nguồn lực đó là ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ học máy (Machine learning).

Công nghệ tài chính cũng được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực bảo hiểm, tái bảo hiểm khi cung ứng dịch vụ bancasurance, đánh giá rủi ro. Ông Lê Tuấn Minh – Giám đốc LIMI Insuretech phát biểu tại tọa đàm.

Ngoài ra, các chuyên gia tài chính ngân hàng đến từ Viện Chiến lược, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, VNPay cũng chia sẻ các ý kiến về nhu cầu nguồn nhân lực có kiến thức về cả tài chính và công nghệ (Fintech) hiện nay.

Sau buổi tọa đàm, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân sẽ triển khai thực hiện Chương trình Cử nhân Công nghệ Tài chính và tuyển sinh ngay từ năm 2019 cùng với một số ngành khác như Khoa học dữ liệu, Phân tích kinh doanh, Kinh doanh số v.v... Trường là một trong các đơn vị tiên phong trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho đáp ứng nhu cầu của cuộc cách mạng 4.0.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trẻ nhập viện do uống vitamin quá liều. Ảnh: Bệnh viện Nhi Trung ương

'Con dao hai lưỡi' mang tên vitamin

GD&TĐ - Theo chuyên gia y tế, chỉ nên sử dụng một lượng vitamin cân đối vừa đủ cũng như phù hợp với tình trạng sức khỏe và nhu cầu của cơ thể.
“Tiết 0” môn Ngữ văn tại Trường THCS Trưng Vương, quận Hoàn Kiếm. Ảnh: NTCC

Nhiều mô hình hay hỗ trợ học sinh

GD&TĐ - Mô hình “tiết 0” hay “trường giúp trường” đã và đang phát huy hiệu quả, tạo hiệu ứng tích cực trong việc hỗ trợ HS lớp 9 ở Hà Nội ôn thi vào lớp 10.