Nhà trường bước đầu quen với “văn hóa chất lượng”

GD&TĐ - Trong các cơ sở giáo dục được kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia, hầu hết cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh trong trường đã bước đầu quen với “văn hóa chất lượng”.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, tính đến ngày 15/7/2020, đã có khoảng 92,0% cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên hoàn thành tự đánh giá và khoảng 57% cơ sở được đánh giá ngoài.

Qua tự đánh giá, đánh giá ngoài nhiều nhà trường đã xác định rõ hiện trạng chất lượng, điểm mạnh, điểm yếu, từ đó xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng sát thực và hiệu quả hơn.

Hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia được tiếp tục đẩy mạnh, tạo động lực cho công tác đánh giá nói chung góp phần thúc đẩy việc nâng cao chất lượng giáo dục.

Trong các cơ sở giáo dục được kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia, hầu hết cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường đã bước đầu quen với “văn hóa chất lượng”, có ý thức và trách nhiệm trong việc xây dựng nhà trường ngày một tốt hơn.

Đối với kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục đại học: sau khi các chính sách về kiểm định chất lượng cùng với các yêu cầu đảm bảo chất lượng đào tạo được ban hành, số lượng cơ sở giáo dục đại học được kiểm định ngày càng tăng.

Qua kiểm định, các cơ sở giáo dục đại học quan tâm đầu tư nhiều hơn về đội ngũ giảng viên cơ hữu, chương trình đào tạo, cơ sở vật chất. Tính đến ngày 31/5/2020, cả nước đã có 139 cơ sở giáo dục đại học và 8 trường cao đẳng sư phạm đạt tiêu chuẩn kiểm định theo bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam, chiếm khoảng 51% tổng số các trường đại học, học viện trong cả nước.

Có 7 trường đại học được công nhận bởi tổ chức đánh giá/kiểm định quốc tế (HCERES, AUN-QA). Công tác kiểm định chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn trong nước, khu vực và quốc tế cũng được đẩy mạnh.

Tuy nhiên, năm học 2019-2020, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ở cả thế giới và Việt Nam nên kế hoạch triển khai một số hoạt động về khảo thí và kiểm định, đánh giá chất lượng giáo dục có sự điều chỉnh do đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chuẩn bị, tổ chức triển khai cũng như ảnh hưởng đến tâm lý của giáo viên và học sinh, phụ huynh học sinh.

Các chương trình đánh giá chất lượng với quy mô toàn quốc nên gặp một số khó khăn, đặc biệt là các cơ sở giáo dục thuộc các huyện vùng sâu, vùng xa.

Ngoài ra, một số địa phương, cơ sở giáo dục chưa quan tâm đúng mức về công tác kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia; công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương của một số sở GD&ĐT chưa thiết thực, hiệu quả.

Năm học 2020-2021 sẽ đẩy mạnh công tác bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học, nhất là đối với kiểm định chất lượng giáo dục các chương trình đào tạo ở cơ sở giáo dục đại học. Đồng thời, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định về kiểm định chất lượng giáo dục phù hợp với quy định của Luật Giáo dục năm 2019, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và thực tiễn.

Xây dựng phần mềm quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm định chất lượng giáo dục đại học để quản lý việc thực hiện tại các cơ sở giáo dục đại học và tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà ga xe lửa ở thành phố Dnipro, một trong những trung tâm hậu cần lớn nhất của quân đội Ukraine bị tấn công tên lửa ngày 19/4/2024

Phòng không Ukraine suy yếu

GD&TĐ - Ngày 19/4/2024, Nga đã tiến hành một cuộc tấn công quy mô lớn vào nhiều khu vực quân sự quan trọng của lực lượng Kiev.