Một năm “vượt kế hoạch” với giáo dục mầm non Bắc Giang

GD&TĐ - Năm học 2013 - 2014, Sở GD&ĐT Bắc Giang hoàn thành 16/16 lĩnh vực công tác, trong đó có 15 lĩnh vực công tác được Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen. Tuy nhiên, trả lời câu hỏi muốn nói đến thành quả nào nhất trong năm học vừa qua, ông Nguyễn Đức Hiền - Giám đốc Sở GD&ĐT Bắc Giang không ngần ngại trả lời: Giáo dục mầm non.

Trẻ em thích thú được tận mắt cảm nhận đồ chơi, đồ dùng học tập trong giờ học của cô Thanh, Trường Mầm non xã Đồng Việt (Bắc Giang)
Trẻ em thích thú được tận mắt cảm nhận đồ chơi, đồ dùng học tập trong giờ học của cô Thanh, Trường Mầm non xã Đồng Việt (Bắc Giang)

Theo ông, đâu là những kết quả thuyết phục nhất của giáo dục mầm non Bắc Giang trong năm học vừa qua?

- Ngày 23/6/2011, UBND tỉnh Bắc Giang ban hành kế hoạch phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, mục tiêu đặt ra là cán đích phổ cập vào năm 2014.

 Ông Nguyễn Đức Hiền - Giám đốc Sở GD&ĐT Bắc Giang

Thế nhưng, tháng 12/2013, tỉnh đã chính thức được Bộ GD&ĐT công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, sớm hơn 1 năm so với kế hoạch.

Chất lượng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia cũng vượt kế hoạch đề ra. Tính đến thời điểm tháng 5/2014, toàn tỉnh có 171 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, đạt 63,2%; trong đó, 12 trường được công nhận đạt mức 2.

So với năm học trước, số trường chuẩn quốc gia tăng 14 trường, so với kế hoạch vượt 4 trường.

Một trong những vấn đề được đặc biệt quan tâm với bậc học này là đội ngũ. Với mục đích tăng chất cho đội ngũ giáo viên mầm non, Bắc Giang thực hiện tuyển dụng hầu hết giáo viên đang hợp đồng các trường mầm non vào biên chế nhà nước. Riêng năm 2013, số được tuyển vào biên chế lên tới con số 3.696.

Bắc Giang cũng chú trọng triển khai nhanh, khoa học, hiệu quả chuyên đề “Giáo dục phát triển vận động” như xây dựng triển khai kế hoạch, rà soát, đầu tư thiết bị, sân chơi, đồ chơi ở trường điểm, tổ chức giờ hoạt động mẫu về giáo dục phát triển vận động nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục toàn diện cho trẻ.

Gần đây nhất phải kể đến việc tham gia cuộc thi “Tìm hiểu về dinh dưỡng và sức khỏe trẻ mầm non” do Bộ GD&ĐT phát động. Tỉnh Bắc Giang có 100% các trường tham gia dự thi, trong đó trường mầm non Hương Vĩ (Yên Thế) đạt giải nhất toàn quốc.

Là một trong những tỉnh về đích sớm đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, kinh nghiệm và bài học của Bắc Giang là gì?

- Kinh nghiệm của Bắc Giang, trước hết là tổ chức tuyên truyền sâu rộng tới các cấp Đảng ủy, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể và toàn xã hội về tầm quan trọng, lợi ích, mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, từ đó, tạo sự đồng thuận, hưởng ứng, tham gia tích cực vào công tác này.

Cùng với đó là có sự vào cuộc của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh chỉ đạo đưa công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi vào nhiệm vụ phát triển kinh tế, chính trị của từng địa phương. 

Đồng thời, có sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành, tổ chức đoàn thể cùng tham gia công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.

Ban chỉ đạo phổ cập của tỉnh cần chỉ đạo Ban chỉ đạo cấp huyện, xã và các đơn vị nghiên cứu, quán triệt, triển khai chi tiết, cụ thể việc thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh và của Ngành.

Một vấn đề quan trọng nữa là xây dựng kế hoạch về việc triển khai, thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương, đáp ứng yêu cầu, sự phát triển của ngành và có tính khả thi cao. Xây dựng lộ trình thực hiện cho cả giai đoạn và hàng năm phù hợp, chi tiết, cụ thể.

Chỉ đạo các huyện, thành phố thực hiện lồng ghép các Chương trình, đề án, kế hoạch của tỉnh để hỗ trợ thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.

Tổ chức triển khai, tập huấn về công tác phổ cập giáo dục mầm non

Với giáo dục mầm non, Bắc Giang là đơn vị đi đầu trong việc triển khai xã hội hóa giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất và đặc biệt là chăm lo cho đời sống giáo viên. 

Tổng kinh phí huy động từ các tổ chức, cá nhân và phụ huynh đóng góp năm học 2013 - 2014 là 63,03 tỷ đồng (các tổ chức 6,53 tỷ đồng, phụ huynh đóng góp 56,5 tỷ đồng).

cho trẻ em 5 tuổi cụ thể, rõ ràng. Chỉ đạo việc điều tra chính xác trẻ trong độ tuổi từ 0 - 5 tuổi và thiết lập hệ thống hồ sơ sổ sách, thủ tục hồ sơ công nhận đúng quy định.

Không thể thiếu việc tập trung cao chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị rà soát các điều kiện, tiêu chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi theo quy định để có kế hoạch sát thực, khả thi hoàn thành công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi theo đúng tiến độ và lộ trình đề ra.

Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị tích cực tham mưu với chính quyền địa phương và thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục để thu hút các nguồn kinh phí đầu tư cho công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; phối hợp với các Ban, Ngành, Đoàn thể để thực hiện các nhiệm vụ phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi trên địa bàn.

Dường như ở không ít tỉnh, thành hiện nay, việc quản lý đối với các cơ sở giáo dục mầm non tư thục còn khá bối rối, chưa thực sự hiệu quả. Bắc Giang có gặp phải khó khăn này không, cách giải quyết của tỉnh như thế nào trước vấn đề này?

- Hiện toàn tỉnh Bắc Giang có 6 trường mầm non tư thục, 51 nhóm trẻ - lớp mẫu giáo độc lập. Các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục độc lập do UBND xã, phường, thị trấn (cấp xã) cấp phép và trường mầm non trên địa bàn quản lý về chuyên môn.

Phải thừa nhận một thực tế, về công tác quản lý lĩnh vực này, Bắc Giang cũng gặp những khó khăn nhất định, đó là:

Các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục độc lập phát triển tự phát, một số chủ nhóm không muốn hợp tác với chuyên môn. Một số nhóm cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng đồ chơi chưa đáp ứng yêu cầu quy định. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của một số nhóm chưa đảm bảo...

Khắc phục tình trạng này, Bắc Giang tập trung chỉ đạo thực hiện một số giải pháp sau:

Hàng năm, chỉ đạo các phòng GD&ĐT tổ chức rà soát, kiểm tra các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục trên địa bàn.

Phối hợp với UBND cấp xã cấp phép hoạt động những cơ sở đủ điều kiện, đồng thời yêu cầu bổ sung các điều kiện còn thiếu cho các nhóm chưa đảm bảo để tiếp tục cấp phép hoạt động.

Kiên trì phối hợp với UBND cấp xã, trưởng thôn, phố, các đoàn thể động viên các chủ các nhóm, lớp tư thục độc lập khó hợp tác để đưa họ vào cuộc.

Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho chủ cơ sở và giáo viên tư thục.

Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới phương pháp nâng cao năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu của Chương trình Giáo dục mầm non.

Kết quả, đến nay, tỉnh có 3 trường mầm non tư thục đạt chuẩn quốc gia và 1 trường đang đề nghị tỉnh công nhận đợt 1 năm 2014. Các trường mầm non tư thục được hỗ trợ kinh phí từ các tổ chức xã hội, ngành giáo dục, UBND huyện tăng cường thiết bị đồ dùng, đồ chơi, tập huấn, bồi dưỡng giáo viên…

Có 51 (100%) nhóm, lớp độc lập được cấp giấy phép; 100% trường mầm non tư thục và nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập thực hiện Chương trình giáo dục mầm non. 100% cán bộ giáo viên được tham gia các lớp tập huấn do ngành tổ chức.

Các nhóm lớp độc lập chịu sự quản lý, chỉ đạo chuyên môn trực tiếp của hiệu trưởng trường mầm non trên địa bàn.

Hàng năm, các trường mầm non tư thục, lớp độc lập tham gia sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường hoặc toàn ngành tổ chức như các trường mầm non khác và có 3 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh chu kỳ 2011 - 2015.

Thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, thời gian tới, với bậc học mầm non, Bắc Giang sẽ có những bước đi tiếp như thế nào?

- Để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, mục tiêu thời gian tới của Bắc Giang là từng bước chuẩn hóa hệ thống trường, lớp; đảm bảo đủ cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, nhân viên theo quy định. Huy động trẻ trong độ tuổi ra nhà trẻ đạt trên 30%, ra lớp mẫu giáo đạt trên 95%, riêng trẻ 5 tuổi đạt 100%.

Củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi và thực hiện việc miễn học phí trước năm 2020 theo quy định.

Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1; giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non xuống dưới 6% vào năm 2020.

Tỉnh cũng sẽ tăng cường đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật trường học và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Phấn đấu đến năm 2018 xoá xong phòng học tạm, học nhờ; 88,5% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia vào năm 2020.

Xin cảm ơn ông!

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ