Lồng ghép trò chơi tạo hứng thú với môn Lịch sử

GD&TĐ - Để học sinh hứng thú với môn học, các cô giáo dạy lịch sử đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, mang phương pháp kỹ thuật dạy học phù hợp với từng bài học, giúp học sinh say mê, hứng thú học tập.

Học sinh Trường THPT Xuân Khanh trải nghiệm tại các khu di tích lịch sử
Học sinh Trường THPT Xuân Khanh trải nghiệm tại các khu di tích lịch sử

Giúp lịch sử trở nên gần gũi, chân thật

Là một giáo viên giảng dạy môn Lịch sử đã gắn bó với nghề hơn 20 năm, cô Nguyễn Thị Tuyết- giáo viên Trường THPT Xuân Khanh (TX Sơn Tây, Hà Nội) luôn tâm niệm rằng “Nghề giáo viên giống như người truyền lửa để thắp sáng trong trái tim học trò ngọn lửa đam mê, sáng tạo và yêu thương".

Với niềm say mê, yêu nghề, cô Tuyết đã luôn đem lòng nhiệt huyết của mình gửi tới các em học sinh thân yêu qua những bài giảng. Cô luôn không ngừng học hỏi, tìm tòi phương pháp, kĩ thuật dạy học tạo nguồn cảm hứng và phát hiện, bồi dưỡng tài năng của học sinh để kết quả học tập của thế hệ học trò sau tốt hơn thế hệ trước.

Trong quá trình giảng dạy, cô luôn mong mỗi tiết học Lịch sử sẽ luôn là một tiết học vui vẻ, ý nghĩa, là niềm mong đợi đối với các em. Vì vậy cô đã chủ động, sáng tạo trong việc vận dụng khoa học giáo dục tiên tiến, vận dụng những sáng kiến kinh nghiệm vào thực tiễn giảng dạy.

Cô Tuyết đặc biệt chú ý tới việc lựa chọn các phương pháp kỹ thuật dạy học mới sao cho phù hợp với từng bài học, giúp học sinh say mê, hứng thú học tập, hiểu bài nhanh hơn: Tổ chức các hoạt động trò chơi theo dòng lịch sử, tìm ô chữ bí mật, ai nhanh nhất, hoạt động nhóm sử dụng kỹ thuật mảnh ghép.

Cô Nguyễn Thị Tuyết cùng học sinh trường THPT Xuân Khanh
Cô Nguyễn Thị Tuyết cùng học sinh trường THPT Xuân Khanh

Ngoài ra cô còn kết hợp phương pháp kể chuyện lịch sử, vận dụng kiến thức liên môn để cuốn hút học sinh qua những giờ dạy giúp cho không khí lớp học trở nên sôi nổi, vui vẻ và thoải mái. Học sinh chủ động, tự giác học tập. Giáo viên đóng vai trò là người dẫn dắt, khơi dậy được niềm đam mê học tập và tinh thần sáng tạo của học sinh.

Để các kiến thức gần gũi với thực tế, cô cùng học sinh tham gia các buổi học tập trải nghiệm thực tế, tham quan các khu di tích lịch sử trong khu vực. Sau mỗi chuyến đi, cô trò đã thu hoạch được nhiều điều bổ ích, hiểu biết về lịch sử địa phương, thiết kế bài powerpoint tự thuyết trình, làm video giới thiệu về đền Phùng Hưng, lăng Ngô Quyền, khu di tích lịch sử K9… Vì thế, cô đã phát hiện ra tài năng đặc biệt của rất nhiều bạn khác nhau. Hoạt động học tập trải nghiệm cũng đã giúp cho các em thêm yêu quê hương đất nước, bồi dưỡng niềm tự hào dân tộc.

Kể về đồng nghiệp, thầy Nguyễn Đình Thắng - Hiệu trưởng Trường THPT Xuân Khanh cho biết: Những ý tưởng đổi mới, sáng tạo của cô áp dụng trong dạy học đã luôn được học sinh, đồng nghiệp ủng hộ và lan tỏa trong tổ bộ môn, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Lịch sử. Với lòng tận tâm yêu nghề cùng những thành quả đạt được trong công tác giáo dục, cô Tuyết luôn  được đồng nghiệp tin yêu, học sinh quý trọng.

Cô Nguyễn Thị Tuyết- giáo viên Trường THPT Thăng Long
Cô Nguyễn Thị Tuyết- giáo viên Trường THPT Thăng Long

Lồng ghép trò chơi gắn với câu chuyện lịch sử

Hơn 20 năm gắn bó với nghề dạy học, cô Nguyễn Thị Tuyết- giáo viên Trường THPT Thăng Long (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã đạt được nhiều thành tích như: giải Nhất giáo viên giỏi cấp thành phố môn Lịch sử, sở hữu nhiều sáng kiến kinh nghiệm cấp thành phố, đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”, đạt danh hiệu Nhà giáo Hà Nội tâm huyết sáng tạo năm 2021.

Là người truyền lửa với đam mê, và cảm hứng với chiều sâu Lịch sử, cô Nguyễn Thị Tuyết luôn chịu khó học hỏi, thử sức cách truyền đạt kiến thức sinh động, hấp dẫn. Nhờ những sáng kiến được áp dụng trong mỗi bài học và những đổi mới trong phương pháp dạy học, cô Tuyến đã môn Lịch sử vốn tưởng chừng khô khan, xa lạ đã trở nên chân thực, gần gũi.

Nguyễn Hải Nam- học sinh lớp 12A Trường THPT Thăng Long chia sẻ: Tuy không chọn môn Lịch sử để xét tuyển vào Đại học nhưng em rất thích môn học này. Qua những bài học trên lớp do cô Tuyết dạy, các sự kiện lịch sử rất chân thực, gần gũi, giúp em hiểu biết hơn về lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc. Các giảng dạy của cô rất đặc biệt, giúp em nhớ rất sâu về các sự kiện.

Trong suốt tiết dạy, cô vẫn lồng vào kiểm tra kiến thức cũ một cách nhẹ nhàng. Cô giảng bài theo sơ đồ tư duy vừa hấp dẫn, vừa ngắn gọn và học sinh nắm bài ngay sau tiết học kết thúc. Cứ dạy đến một sự kiện lịch sử gì, cô đều có những câu chuyện bên ngoài sách để liên hệ. Cô thường tạo ra các tình huống có vấn đề để học sinh tư duy, đối chất và phản biện sôi nổi.

Cô Nguyễn Thị Tuyết - giáo viên Trường THPT Thăng Longtrình bày báo cáo trước hội đồng xét duyệt giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết sáng tạo 2021
Cô Nguyễn Thị Tuyết - giáo viên Trường THPT Thăng Longtrình bày báo cáo trước hội đồng xét duyệt giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết sáng tạo 2021

Đặc biệt, cô Tuyết đã thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Lồng ghép trò chơi gắn với các câu chuyện Lịch sử để tạo hứng thú học Lịch sử cho học sinh THPT”. Trong sáng kiến này, cô khẳng định vai trò, ý nghĩa quan trọng của việc lồng ghép trò chơi với kể chuyện lịch sử trong dạy học lịch sử. Từ đó, cô xác định những câu chuyện, giai thoại lịch sử phù hợp trong dạy học lịch sử ở trường THPT để mang vào bài học, giúp bài học đạt hiệu quả dạy học tốt nhất.

Nhận xét về đồng nghiệp, cô Phạm Thị Thanh Vân- Hiệu trưởng Trường THPT Thăng Long cho biết: Trong quá trình công tác, cô Tuyết luôn bám sát vào kế hoạch và nhiệm vụ năm học của ngành, tiên phong ứng dụng những thành quả từ thành quả để thay đổi cách nhìn nhận, cách dạy học mới lạ hơn, hứng thú hơn để truyền cảm xúc cho trò yêu thích môn học cũng như lòng tự hào dân tộc.

Cô Tuyết là giáo viên có chuyên môn giỏi, có nhiều sáng kiến đổi mới dạy học, luôn hết lòng vì học sinh. Không chỉ dạy trên lớp mà còn tận dụng mọi thời điểm, truyền đạt kiến thức, sự nhiệt tình, say mê cho học sinh, bồi dưỡng các em với những phương pháp sáng tạo và ý chí quyết tâm trong học tập.

Dù ở đâu, cô Tuyết vẫn luôn truyền nguồn năng lượng, niềm cảm hứng, kéo những “dây cót” của học trò mình đạt đỉnh để tỏa sáng trong mọi kỳ thi với phong thái tự tin nhất. Với chặng đường hơn 20 năm giảng dạy và cống hiến, cô  đã đạt rất nhiều thành tích cao trong công tác đào tạo mũi nhọn học sinh giỏi, được đồng nghiệp tin yêu, học sinh kính trọng.

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, môn Lịch sử được dạy ở tất cả các trường trung học phổ thông, bảo đảm sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên lịch sử hiện có. Phương pháp dạy học môn Lịch sử được thực hiện trên nền tảng những nguyên tắc cơ bản của sử học và phương pháp giáo dục hiện đại. Chương trình môn Lịch sử cấp trung học phổ thông (với tổng thời lượng 315 tiết, so với Chương trình giáo dục phổ thông 2006 chỉ có 140 tiết) hệ thống hoá, củng cố kiến thức thông sử ở giai đoạn giáo dục cơ bản, đồng thời giúp học sinh tìm hiểu sâu hơn các kiến thức lịch sử cốt lõi thông qua các chủ đề, chuyên đề học tập về lịch sử thế giới, lịch sử khu vực Đông Nam Á và lịch sử Việt Nam.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hầm biogas nơi 3 người tại Đồng Nai gặp nạn.

Phòng tránh ngạt khí trong hầm biogas

GD&TĐ - Việc sử dụng hầm biogas tiềm ẩn không ít rủi ro nếu không tuân thủ đúng quy tắc an toàn khi vận hành. Thủ phạm gây ngộ độc khí gas là oxit carbon (CO).
Mẫu viên nang điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu: Xấu hổ, vông nem, hậu phác nam và cam thảo nam.

Viên nang dược liệu chữa mất ngủ

GD&TĐ - Các nhà khoa học Đại học Y Dược TPHCM đã nghiên cứu bào chế viên nang hỗ trợ điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu.
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.