Làn sóng sinh viên quốc tế đến Việt Nam học Y khoa

GD&TĐ - Cùng với nền giáo dục đang ngày càng phát triển, Việt Nam đang là sự lựa chọn của rất nhiều bạn sinh viên quốc tế khi muốn tìm một quốc gia để du học.

Những ngày cuối tháng 5, thêm nhiều sinh viên đến từ Ấn Độ, Honduras, Nigeria… đến Việt Nam nhập học ngành Y khoa của Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU). Đây là một cột mốc quan trọng của ngành giáo dục Việt Nam nói chung và nhà trường nói riêng, từng bước trở thành điểm đến cho du học sinh các nước; hướng mục tiêu xuất khẩu giáo dục; đồng thời đánh dấu bước trưởng thành về uy tín và trình độ đào tạo Y khoa tại Việt Nam.

Đón đầu làn sóng du học

Một vài năm gần đây, Việt Nam nổi lên là điểm đến lý tưởng với thiên nhiên phong phú, văn hóa đa dạng, người dân thân thiện và mến khách. Cùng với nền giáo dục đang ngày càng phát triển, Việt Nam đang là sự lựa chọn của rất nhiều bạn sinh viên quốc tế khi muốn tìm một quốc gia để du học.

Biết tới HIU thông qua tìm kiếm trên website, Ana Rebeca Muñoz Tejada (SN 2002) sinh ra và lớn lên tại Cộng hòa Honduras – là 1 quốc gia tại Trung Mỹ tỏ ra khá an tâm khi thấy những bình luận tích cực tại ngôi trường này.

Nếu trước kia, rào cản ngôn ngữ là điều khó khăn để Việt Nam đón sinh viên đến học tập thì ngày nay, điều này đã dần được gỡ bỏ khi các trường đại học cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao, hoặc liên kết quốc tế giảng dạy hoàn toàn bằng Tiếng Anh.

“Tôi rất yêu thích văn hoá và các nền giáo dục ở Đông Nam Á. Tôi hiện đang sống tại Chaing Mai, Thái Lan và đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu về Việt Nam, về Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng. Ngoài đội ngũ giảng viên bác sĩ uy tín, cơ sở vật chất hiện đại thì điều khiến tôi thích thú nhất là HIU có chương trình giảng dạy 100% Tiếng Anh. Tôi đăng ký vào học tại HIU ngay”, Ana Rebeca Muñoz Tejada chia sẻ.

Ana Rebeca trong buổi Lễ trao học bổng cùng TTND.PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế)
Ana Rebeca trong buổi Lễ trao học bổng cùng TTND.PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế)

Cũng giống như Ana Rebeca, Olayiwola Oluwakeji Samson (SN 2001) đến từ Nigeria cũng đã hoàn tất hồ sơ nhập học ngành Y khoa tại HIU từ tháng 5 này. Chàng trai ấp ủ mong muốn sau khi học xong bác sĩ Y khoa sẽ quay về Nigeria để có thể đóng góp vào sự phát triển của ngành Y khoa tại quê nhà.

Olayiwola Oluwakeji Samson cho biết hiện tại ở Nigeria tỉ lệ 1:200, cứ 1 bác sĩ thì sẽ điều trị 200 bệnh nhân, chính vì thế, nhu cầu được đào tạo bài bản ngành Y khoa đang rất lớn.

Bên cạnh  20 sinh viên người Ấn Độ nhập học đợt tháng 4 mới đây, đợt này, HIU cũng đón thêm hơn 10  du học sinh Ấn Độ đến theo học. Để giúp sinh viên nước ngoài nhanh chóng hoà nhập với môi trường mới, nhà trường đã thành lập Hội đồng sinh viên quốc tế - ISC; bố trí ký túc xá, nơi ăn ở cho sinh viên, giúp các du học sinh có thể yên tâm nhập học.

Sinh viên Ấn Độ trong giờ học thực hành với máy phẫu tích 3D tại HIU
Sinh viên Ấn Độ trong giờ học thực hành với máy phẫu tích 3D tại HIU

Và xuất khẩu giáo dục ra thế giới

Cách đây 10 năm, nhắc đến câu chuyện du học sinh đến Việt Nam học tập hay nhận bằng tốt nghiệp đại học nước ngoài ngay tại Việt Nam còn là điều xa lạ. Chuyện đã thay đổi khi học tập trong nước được nâng tầm lên vị thế mới. Thay vì đi du học ở nước ngoài, nhiều bạn trẻ chọn học các Chương trình tiếng Anh hoàn toàn hoặc chương trình liên kết quốc tế với chi phí thấp hơn hàng chục lần.

ThS. Trần Thúy Trâm Quyên (mặc vest trắng, đứng giữa) chụp hình cùng đoàn sinh viên quốc tế trong buổi lễ nhập học tại HIU
ThS. Trần Thúy Trâm Quyên (mặc vest trắng, đứng giữa) chụp hình cùng đoàn sinh viên quốc tế trong buổi lễ nhập học tại HIU

ThS. Trần Thúy Trâm Quyên - Phó Hiệu trưởng HIU cho biết với mục tiêu trở thành điểm đến của sinh viên quốc tế, “xuất khẩu giáo dục” ra thế giới, HIU chính thức đón nhận những lứa sinh viên quốc tế đến nhập học tại trường.

Du học sinh theo chương trình đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh, được triển khai trên cơ sở chương trình chuẩn của Bộ GDĐT và Bộ Y tế Việt Nam, đồng thời đổi mới tiệm cận chương trình đào tạo y khoa của các nước tiên tiến trên thế giới. Ngoài việc học những kiến thức lý thuyết, lâm sàng, sinh viên quốc tế còn được học tiếng Việt và các nét đặc trưng văn hóa Việt Nam.

“Học ở HIU không chỉ học kỹ năng mà học thêm cả sự yêu thương và hy sinh nữa. Để mai sau, khi các em ra trường hành nghề, các em có quyền ngẩng cao đầu và tự tin: “Đây là những bác sĩ tốt nghiệp tại trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng”, bà Quyên chia sẻ.

Phát biểu tại buổi lễ chào đón sinh viên Ấn Độ đến Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng học ngành Y khoa, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu từng chia sẻ ông rất vui mừng khi thấy rằng các trường đại học tại Việt Nam đang nỗ lực không ngừng để trở thành điểm đến cho sinh viên quốc tế, điều này mang lại rất nhiều ý nghĩa.

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu (đứng thứ 7 mặc vest từ trái qua) trong buổi lễ đón đoàn du học sinh quốc tế đến nhập học tại HIU
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu (đứng thứ 7 mặc vest từ trái qua) trong buổi lễ đón đoàn du học sinh quốc tế đến nhập học tại HIU

Chú trọng phát triển Khối ngành Sức khỏe

HIU là một trường đại học đa lĩnh vực, đa ngành, đa bậc học trong đó Khoa học sức khoẻ là lĩnh vực trọng tâm với các ngành: Y Khoa, Răng Hàm Mặt, Dược học, Điều dưỡng, Kỹ thuật phục hồi chức năng, Kỹ thuật xét nghiệm y học…

Hiện trường đào tạo 36 ngành bao gồm chương trình tiếng Việt, tiếng Anh và liên kết quốc tế ở hầu hết các lĩnh vực trọng yếu đối với sự phát triển của xã hội.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống TOS-1A hoạt động trong chiến dịch quân sự đặc biệt.

Vệ sĩ đặc biệt của pháo nhiệt áp TOS

GD&TĐ - Theo RIA, những hệ thống pháo nhiệt áp TOS Solntsepyok của Nga sẽ miễn nhiễm với các cuộc tấn công của UAV do được bảo vệ bởi hệ thống EW đặc biệt.
Minh họa/INT

Sa mạc ngập vì mưa bất thường

GD&TĐ - Hầu hết các nhà khoa học đều có chung nhận định, biến đổi khí hậu có thể 'tiếp tay' gây ra tình trạng thời tiết cực đoan ở UAE.
Ảnh minh họa ITN.

Nên hay không?

GD&TĐ - Trong xu thế tự chủ đại học, nhiều cơ sở đào tạo đã chủ động xét tuyển sớm.