Kỷ luật tích cực trong trường học: Rộng vòng tay yêu thương

GD&TĐ - Trong phòng hội đồng của Trường THCS Lê Độ (Đà Nẵng), có một tấm bảng lớn với 20 điều giáo viên cần thấu hiểu, trong đó nhấn mạnh đến yêu cầu giáo viên “Hãy kiềm chế, bình tĩnh, kiên trì và mềm mỏng”.

Kỷ luật tích cực trong trường học: Rộng vòng tay yêu thương

Học sinh đến trường, ngoài việc được trang bị kiến thức còn được giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống. Chính vì vậy, kỷ luật học sinh là biện pháp cuối cùng mà nhà trường phải làm. Và kỷ luật tích cực được xem là một phương pháp giáo dục mới đòi hỏi giáo viên cần có sự tự tin, nhạy cảm và linh hoạt trong xử lý các tình huống sư phạm.

Yêu thương để thấu hiểu

Trường hợp của em Đ.L.D.D được xem là một trong những điển hình cho sự thành công của Câu lạc bộ Người bạn đồng hành – một mô hình giúp đỡ những HS có hoàn cảnh đặc biệt, thuộc diện “chưa ngoan, chưa chăm” vươn lên trong học tập do Phòng GD&ĐT Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng) triển khai.

Sau khi ba mẹ của D ly hôn một thời gian thì ba em phát bệnh tâm thần, mẹ bỏ đi biệt xứ. Chán nản, D. nghiện chơi game và lang thang, vật vờ sống dưới cầu Tiên Sơn, giao du với bạn bè xấu. Các giáo viên của Trường THCS Lê Lợi phải tìm mọi biện pháp “níu kéo” D quay trở lại trường, người thì làm chỗ dựa động viên, tâm sự thiệt hơn cùng D, lo ăn uống, chia sẻ cùng D.

Ngay thầy Nguyễn Lâm - Trưởng Phòng GD-ĐT quận Ngũ Hành Sơn cũng xuống tận nhà D. để động viên em và “treo thưởng” để động viên D. tiến bộ. D. đã nỗ lực suốt một năm học và sau đó trở thành học sinh giỏi của trường. Rồi cũng chính thầy Lâm đã xuống nhà chở D. đi mua sắm Tết, thưởng “nóng” cho D. một triệu đồng.

CLB Người bạn đồng hành, với những thành công bước đầu, đã góp phần ngăn chặn một cách có hiệu quả tình trạng HS bỏ học, nâng cao chất lượng dạy – học.

Có những học sinh lần đầu tiên được trình bày những suy nghĩ thật của mình, từ chuyện vì sao em không muốn đến lớp, ngồi trong lớp hay trêu chọc bạn vì học bài không vào nên buồn quá, kiếm chuyện cho đỡ buồn, hay thường xuyên bỏ học vì “ngồi trong lớp có cũng như không” nên chán nản.

Hãy xin lỗi nếu cô sai

Cô Nguyễn Thị Thảo Sương – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Phan Châu Trinh (Đà Nẵng) kể về trường hợp một giáo viên chủ nhiệm đã phải “bó tay”, phải đặt hàng cho giáo viên tâm lý của trường can thiệp giùm. Trong lớp của cô giáo này có một 2 em học sinh thích nhau, các em thể hiện tình cảm của mình ở mọi nơi như ôm ấp, hôn nhau, ngay cả trong lớp học.

“Cô giáo và các bạn đã tìm nhiều cách để góp ý, nhưng 2 bạn này đưa ra lý lẽ là việc này không ảnh hưởng đến ai cả và vẫn cứ tiếp tục như thế. Giáo viên tâm lý đã tổ chức cho cả lớp, trong đó có sự tham gia của cả 2 học sinh này về chủ đề tình yêu tuổi học trò với những tình huống để HS tự thảo luận. Hai HS này cũng tham gia đóng góp ý kiến rất nhiệt tình. Sau giờ học này thì hai em tự điều chỉnh hành vi của mình, có sự thay đổi rất rõ rệt” – cô Sương cho biết.

Theo Tổ chức Hòa bình và Phát triển của Tây Ban Nha (PyD), kỷ luật tích cực ở gia đình và nhà trường chính là việc cha mẹ, thầy cô giáo phải luôn tìm các biện pháp, cách thức xử lý tình huống, các hình thức giáo dục HS mà không la mắng, nạt nộ, cáu giận, đánh đập, bắt quỳ gối… khi các em phạm phải sai lầm. Thay vào đó, cha mẹ, thầy cô gần gũi, quan tâm, hướng dẫn, giúp đỡ các em thừa nhận lỗi lầm và biết cách khắc phục.

Các hình thức xử phạt không được chấp nhận, theo Pyd, “trong mọi trường hợp, GV là người không được phép sử dụng bạo lực, làm nhục/gọi tên gọi hoặc giao cho một HS kỷ luật. Đây là những hình thức kỷ luật tiêu cực; kỷ luật tiêu cực đã phạt một đứa trẻ con như một con người, chứ nó không phạt hành vi của họ. Sử dụng lặp đi lặp lại kỷ luật tiêu cực có thể gây hiệu ứng tiêu cực dài hạn đến sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ em”.

Theo Tổ chức Hòa bình và Phát triển của Tây Ban Nha (PyD), kỷ luật tích cực ở gia đình và nhà trường chính là việc cha mẹ, thầy cô giáo phải luôn tìm các biện pháp, cách thức xử lý tình huống, các hình thức giáo dục HS mà không la mắng, nạt nộ, cáu giận, đánh đập, bắt quỳ gối… khi các em phạm phải sai lầm. Thay vào đó, cha mẹ, thầy cô gần gũi, quan tâm, hướng dẫn, giúp đỡ các em thừa nhận lỗi lầm và biết cách khắc phục.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ