Học sinh đầu cấp sẵn sàng tâm thế bước vào năm học mới

GD&TĐ - Chuẩn bị vào năm học mới, những học sinh đầu cấp tiểu học, THCS, THPT học trường mới, lớp mới, với đầy bỡ ngỡ mới. Bên cạnh sự quan tâm, động viên của các bậc phụ huynh, còn có sự chăm lo của chính các thầy cô, ban giám hiệu của các trường học. Các chương trình làm quen, chuẩn bị cho HS bước vào năm học mới được không ít trường học chuẩn bị chu đáo vào thiết thực.

Học sinh đầu cấp  sẵn sàng tâm thế  bước vào năm học mới

Năng động và thiết thực  chuẩn bị cho năm học mới

Như mọi tân học sinh lớp 10, việc tìm hiểu truyền thống và các kỹ năng văn hóa Nguyễn Siêu (Văn hóa chào; văn hóa xếp hàng; văn hóa đọc; văn hóa tiết kiệm; văn hóa nghe và phản biện; văn hóa bảo vệ môi trường; văn hóa sử dụng thiết bị thông minh) là một điều bắt buộc nhưng không hề nhàm chán bởi các bạn được tìm hiểu thông qua trực quan sinh động và các trò chơi teambuilding hấp dẫn.

Thêm nữa, các HS của trường này còn được thiết kế riêng những hoạt động mang tính chất “phá băng”, làm ấm lên tình cảm bạn bè của những người vừa “về nơi đây những mái đầu chụm lại bên nhau” trong môi trường học tập mới, được tư vấn về tâm lý HS đầu cấp, tư vấn hướng nghiệp và du học..., làm hành trang cho con đường phía trước.

Với chủ đề: Khơi nguồn đam mê, các bạn đã cùng di chuyển tới không gian dã ngoại rộng rãi, cùng nhau khẳng định chân lý “Đoàn kết là sức mạnh” thông qua hoạt động nhóm giải mật thư và liên hoan “K10 - Tự tin, sáng tạo” với những điệu nhảy và lời ca của tuổi trẻ sôi nổi và tự tin.

Chương trình “Khám phá toán học” diễn ra tích cực, sôi nổi trong các hoạt động nhóm cũng như những phần thể hiện năng lực cá nhân. Kĩ năng giải quyết vấn đề, xử lý tình huống, thuyết trình… cũng được các bạn vận dụng rất tốt. Chương trình đã giúp HS củng cố các kiến thức Toán THCS, nhìn thấy những lợi ích của toán học trong cuộc sống và phát triển tư duy lô gíc, giải quyết các bài toán trong thực tế để rồi có thể vững vàng vượt qua các kì thi quan trọng.

Với môn Ngữ văn, thầy cô đã tổ chức cho các bạn trò chơi Văn học, Học văn tại hội trường lớn và thảo luận về Văn hóa đọc tại lớp - những hoạt động giúp cho HS hứng thú với môn học, có một tâm thế vui vẻ, thoải mái, hào hứng trong những ngày đầu tới trường. Các HS lớp 10 đã được chơi các trò chơi đoán ô chữ, từ khóa, đoán nhân vật bằng biểu diễn hình thể, nhìn tranh đoán tác phẩm…

Văn hóa đọc - với vai trò là một trong những kĩ năng văn hóa cơ bản. Nên trường Nguyễn Siêu chú trọng bồi dưỡng cho HS có tình yêu sách, có thói quen và kỹ năng đọc sách văn học. HS đã cùng tìm hiểu, khảo sát và luận bàn về thực trạng đọc sách văn học của giới trẻ; cùng tổ chức phân loại, đọc và giới thiệu sách cho nhau bằng nhiều hình thức: thuyết trình, poster, dựng clip, vẽ tranh, làm báo,...

Những thí nghiệm ngoạn mục được đưa vào chương trình làm quen với trường mới, bạn mới, thầy cô mới, đã gây hứng thú với HS đầu cấp như: Điều chế khí bơm bóng; tinh chế muối (từ hỗn hợp muối và cát); ngôn ngữ cơ thể (diễn tả các nội dung khoa học); khám phá tư duy (khảo sát vui về môn Hóa, giải đố ghép tranh) trong trải nghiệm STEM với môn Hóa học có lẽ là một trong những hoạt động để lại ấn tượng thú vị nhất, bên cạnh các hoạt động hấp dẫn của môn Sinh học với trò chơi Rung chuông vàng, Đuổi hình bắt chữ, hoạt động Giải mã vân tay; môn Vật lý với thử thách “Thiết kế động cơ điện một chiều đơn giản” với pin, nam châm, kim băng, dây đồng, kìm, kéo, băng dính đen…; môn Tin học với: Mạng không dây; Bắt nạt qua mạng; Giao tiếp trên mạng xã hội…

Các môn KHXH (Sử, Địa, GDCD) cũng có những hoạt động và trò chơi tạo nên sự hào hứng nơi học sinh. Không ít những nhóm và cá nhân có cơ hội thể hiện hiểu biết xã hội rộng, không chỉ giới hạn trong Việt Nam mà trên toàn thế giới. Các bạn hiểu về các luật lệ chung (luật pháp, luật giao thông…), về tình cảm gia đình, những vấn đề quan trọng mà nhân loại đang phải đối mặt, các thông tin thời sự chính trị, kiến thức địa lí và lịch sử địa phương và toàn cầu.

Ở một mảng hoạt động học đường khác, khiêu vũ thể thao, bóng rổ, bóng đá, bóng rugby, bơi lội là những nội dung học tập môn Thể dục được các bạn lựa chọn theo sở thích, qua đó, HS có thể khám phá thêm những niềm hứng thú rèn luyện thể chất cho bản thân, mở rộng thêm vòng tay bè bạn.

Chơi mà học- học mà chơi trước thềm năm học mới

Một trong những hoạt động hè khiến các học sinh Trường Marie Curie thích thú, hào hứng nhất chính là tiết Tiếng Anh với giáo viên nước ngoài. Bởi các HS không chỉ được hoà mình vào môi trường tiếng Anh mà còn được rèn các kỹ năng mềm và có những phút giây “vừa học vừa chơi” vô cùng thoải mái.

Trong dịp hè, mỗi lớp có 4 tiết Tiếng Anh với giáo viên nước ngoài/tuần. Với 40 phút tiết Tiếng Anh do IEG và Language Link tổ chức, các HS vừa được thu nạp kiến thức một cách hiệu quả vừa có những khoảnh khắc thư giãn thoải mái.

Ở khối 1, các bé học Trường Marie Curie được học và nắm vững từ vựng qua các hoạt động như: Tô màu, cắt dán tranh. Các giáo viên nước ngoài chú trọng vào việc rèn phát âm, từ vựng, ngữ pháp cơ bản với các trò chơi, hoạt động sôi nổi. Đặc biệt, tân HS khối 1 không chỉ học, chơi cùng thầy cô bản ngữ ở lớp mà còn được thực hành tiếng Anh với bố mẹ khi về nhà. Ví dụ, sau khi hoàn thành bài tập tô màu trên lớp, ở nhà, các bạn sẽ “hợp tác” với bố mẹ cắt tranh và gấp hình origami. Hơn nữa, trong các tiết Tiếng Anh với giáo viên nước ngoài, luôn có trợ giảng theo sát để giúp học sinh tham gia bài học sôi nổi và học tốt hơn.

Với HS từ khối 6 đến khối 9 lại được chia thành nhiều nhóm để làm bài tập thuyết trình, viết luận sáng tạo. Chính vì thế, ngoài việc làm quen với môi trường tiếng Anh, các bạn còn được thúc đẩy các kỹ năng mềm như: tự tin thuyết trình trước lớp, làm việc tập thể hay cách tư duy, tìm tòi ý tưởng sáng tạo…

Để giúp trẻ làm quen với môi trường học tập mới, các giáo viên dạy lớp 1 có kinh nghiệm lâu năm đều cho rằng dù học công lập hay tư thục, dù học trường gần nhà chỉ cần đi bộ tới trường, hay phụ huynh đưa trẻ đi học bằng xe máy, hoặc có xe bus của trường đưa đón… thì trẻ đều phải được phụ huynh cho làm quen với quãng đường từ nhà tới trường. Trẻ cần được đến tận trường sẽ học lớp 1 để giải tỏa những bỡ ngỡ, trẻ cũng cần được giải thích việc đi học lớp 1 rất vui, có nhiều bạn bè, thầy cô giáo mới, chứ không phải một sự bắt ép xa lạ.

Giáo viên cũng khuyên rằng các bậc cha mẹ có con chuẩn bị học lớp 1 cần lưu ý dạy trẻ cả những kỹ năng đơn giản nhưng vô cùng quan trọng khi tham gia sinh hoạt, học tập bán trú tại trường tiểu học, đặc biệt là những kỹ năng tự phụ vụ như: Biết tự đi vệ sinh, biết nói lời đề nghị với cô giáo…

Có điều kiện tài chính, nhiều trường ngoài công lập tổ chức những buổi làm quen với lớp 1 cho trẻ sắp đi học. Có thể chỉ là một buổi học, chơi, ăn, ngủ thật sự như những học sinh chính thức của trường trong năm học; có thể là cả một khóa hoạt động kéo dài cả tuần để chuẩn bị tâm thế cho trẻ trước ngưỡng cửa lớp 1.

Vừa qua, trường Marie Curie Hà Nội đã tổ chức một ngày trải nghiệm cho trẻ chuẩn bị vào học lớp 1 năm học 2017- 2018. Trong 1 ngày trải nghiệm diễn ra tại trường, các trẻ tham gia chương trình được xếp vào những lớp học như lớp thực tế, thử làm quen với các môn học Tiếng Việt, Toán, Tiếng Anh. Trong ngày trải nghiệm thì trẻ cũng được chơi thể thao, tham gia văn nghệ, ăn trưa và ngủ trưa bán trú đúng như giờ giấc quy định thường ngày của nhà trường đối với trẻ học lớp 1.

Thực tế, đầu mỗi năm học mới, ở các trường tiểu học, phụ huynh có thể bắt gặp không ít trẻ vừa bước chân tới cửa trường đã nước mắt ngắn, nước mắt dài… Sự xa lạ của trường mới, lớp mới, những người bạn mới và giáo viên mới có thể khiến trẻ cảm thấy dè dặt và lo lắng, nếu không được chuẩn bị tâm lý đầy đủ.

Chuyên gia giáo dục Lance G.King đã chia sẻ với phụ huynh trong một cuộc hội thảo do trường học ở Hà Nội tổ chức. Ông cho rằng, trẻ cần được khuyến khích tự đặt mục tiêu và mục tiêu càng cao thì càng tốt. Cha mẹ cần giúp trẻ đặt mục tiêu cho chính bản thân trẻ, chứ không phải mục tiêu cho cha mẹ. Quá nhiều bậc cha mẹ đã tham vọng và đòi hỏi của họ là điều mà trẻ phải cố gắng hướng tới. Nhiều bậc cha mẹ “áp đặt” mục tiêu cho con trẻ  không hiểu rằng vai trò của phụ huynh là giúp đỡ, thúc đẩy để trẻ có thể đạt mục tiêu cao nhất, chứ không phải để buộc trẻ phải đạt được mục tiêu đó. 

Ngoài học kiến thức chúng ta cần trang bị cho học sinh những kỹ năng có thể đáp ứng với sự thay đổi trong tương lai để đi tới thành công. Các kỹ năng đó gồm kỹ năng về nhận thức (tư duy phản biện, sáng tạo, giải quyết vấn đề, các kỹ năng học tập, thi cử); Kỹ năng về tính cách (kiểm soát áp lực, tự tạo động lực, chú tâm, kiên cường, chính trực, can đảm và kiên định). 

Bà Nguyễn Minh Thuý (Hiệu trưởng trường Nguyễn Siêu, Hà Nội) chia sẻ với PV Báo GD&TĐ: “Theo tôi, điểm số không nói lên tất cả, với HS phổ thông hiện nay, nhất là HS tiểu học và THCS, việc rèn luyện năng lực, phẩm chất vẫn phải được đặt lên hàng đầu. Những kỹ năng, phẩm chất không thể hiện qua điểm số mà thể hiện qua thái độ, hành động của con trẻ. “Thái độ học tập” ở mỗi HS trước hết phải có thái độ kính trên nhường dưới, “tiên học lễ”, từ thái độ biến thành hành động, kỹ năng, mà ở đây chúng ta đang cố gắng tiến tới là giáo dục dạy HS “cách” chứ không phải dạy “cái”. Vậy chúng ta phải đánh giá kỹ năng của HS, hôm nay, thế kỷ 21, thì HS có biết cách giao tiếp với bạn bè không? Có biết cách học không? Có kỹ năng làm việc nhóm không?”.

Để giúp trẻ làm quen với môi trường học tập mới, các giáo viên dạy lớp 1 có kinh nghiệm lâu năm đều cho rằng dù học công lập hay tư thục, dù học trường gần nhà chỉ cần đi bộ tới trường, hay phụ huynh đưa trẻ đi học bằng xe máy, hoặc có xe bus của trường đưa đón… thì trẻ đều phải được phụ huynh cho làm quen với quãng đường từ nhà tới trường. Trẻ cần được đến tận trường sẽ học lớp 1 để giải tỏa những bỡ ngỡ, trẻ cũng cần được giải thích việc đi học lớp 1 rất vui, có nhiều bạn bè, thầy cô giáo mới, chứ không phải một sự bắt ép xa lạ.

Để giúp trẻ làm quen với môi trường học tập mới, các giáo viên dạy lớp 1 có kinh nghiệm lâu năm đều cho rằng dù học công lập hay tư thục, dù học trường gần nhà chỉ cần đi bộ tới trường, hay phụ huynh đưa trẻ đi học bằng xe máy, hoặc có xe bus của trường đưa đón… thì trẻ đều phải được phụ huynh cho làm quen với quãng đường từ nhà tới trường. Trẻ cần được đến tận trường sẽ học lớp 1 để giải tỏa những bỡ ngỡ, trẻ cũng cần được giải thích việc đi học lớp 1 rất vui, có nhiều bạn bè, thầy cô giáo mới, chứ không phải một sự bắt ép xa lạ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ