Hòa Bình đề ra giải pháp chuẩn bị cơ sở vật chất triển khai chương trình mới

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Theo đó, tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp học phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và quy mô phát triển giáo dục của địa phương.

Rà soát thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; lập kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường thiết bị dạy học phù hợp với chương trình và sách giáo khoa mới.

Bố trí đủ phòng học đảm bảo tỉ lệ 1 phòng/lớp, phòng học Tin học, Ngoại ngữ đối với cấp tiểu học, phòng học bộ môn đối với cấp THCS và THPT, xóa bỏ các phòng học tạm, phòng học bị xuống cấp.

Xây dựng kế hoạch tổng thể và từng năm thực hiện “Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025” ban hành kèm theo Quyết định số 1436/QĐ-TTg, phù hợp với lộ trình áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông mới và các tiêu chuẩn cơ sở vật chất trường, lớp học theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Tiếp tục thực hiện tốt công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia. Hằng năm, UBND các huyện, thành phố xây dựng và thực hiện kế hoạch duy trì và nâng cao chất lượng, các tiêu chuẩn trường học đã đạt chuẩn quốc gia. Có kế hoạch huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất theo các tiêu chí của trường chuẩn quốc gia do Bộ GD&ĐT ban hành.

Chỉ đạo các trường phổ thông sử dụng khai thác tối đa công năng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có; khuyến khích giáo viên sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học. Phát huy tính chủ động, tự chủ trong việc đầu tư cơ sở vật chất, thiêt bị dạy học.

Việc mua sám bổ sung thiết bị dạy học thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông mới phải căn cứ vào danh mục thiết bị và đồ dừng dạy học tối thiểu do Bộ GD&ĐT ban hành, bảo đảm đồng bộ, thiết thực, hiệu quả với việc triển khai chương trình và sách giáo khoa mới. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực hợp pháp tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, tránh tình trạng thụ động, trông chờ sự đầu tư từ cấp trên.

Rà soát, sửa chữa, nâng cấp, duy trì và sử dụng hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ thông tin, phục vụ việc triển khai hệ thống đào tạo, bồi dưỡng giáo viên qua mạng của Bộ GD&ĐT.

Kế hoạch của UBND tỉnh đưa lộ trình, thời gian thực hiện cụ thể như sau:

Trước tháng 7/2020: Chuẩn bị xong số phòng học và thiết bị dạy học theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu do Bộ GD&ĐT quy định cho các lớp 1 năm học 2020 - 2021;

Trước tháng 7/2021: Chuẩn bị xong số phòng học và thiết bị dạy học theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu do Bộ GD&ĐT quy định cho các lớp 2, lớp 6 năm học 2021 - 2022;

Trước tháng 7/2022: Chuẩn bị xong, số phòng học và thiết bị dạy học theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu do Bộ GD&ĐT quy định cho các lớp 3, lớp 7, lớp 10 năm học 2022 - 2023;

Trước tháng 7/2023: Chuẩn bị xong số phòng học và thiết bị dạy học theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu do Bộ GD&ĐT quy định cho các lớp 4, lớp 8, lớp 11 năm học 2023 - 2024;

Trước tháng 7/2024: Chuẩn bị xong số phòng học và thiết bị dạy học theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu do Bộ GD&ĐT quy định cho các lớp 5, lớp 9, lớp 12 năm học 2024 -2025.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Quảng bá di sản

GD&TĐ - Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, đã được hơn 10 năm (6/12/2012).